Thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam có thể đạt 5 tỷ USD vào năm 2030

Chuyển phát nhanh quốc tế

Thị trường chuyển phát nhanh của Việt Nam có thể đạt 5 tỷ USD vào năm 2030

Với tốc độ tăng trưởng kép 24% trong giai đoạn 2022 – 2030, thị trường chuyển phát nhanh của Việt Nam ước đạt khoảng 114.680 tỷ đồng vào năm 2030, tương đương 4,88 tỷ USD.

Theo báo cáo vừa được Allied Market Research công bố, thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam đạt giá trị 0,71 tỷ USD vào năm 2021 và ước tính sẽ tăng lên mức 4,88 tỷ USD vào năm 2030, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 24% trong giai đoạn 2022 – 2030.

Báo cáo cho biết, các yếu tố như ngành thương mại điện tử đang phát triển cùng với sự gia tăng trong giao hàng B2C và tốc độ phát triển nhanh chóng trong các dịch vụ thương mại quốc tế, là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường.

Ngoài ra, sự gia tăng mạnh mẽ về công nghệ, số hóa, vốn đầu tư lớn vào logistics và nâng cấp công nghệ của các phương tiện giao hàng sẽ tạo ra những cơ hội tăng trưởng mới cho thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh của Việt Nam. Dù vậy, chi phí vận hành cao và thiếu cơ sở hạ tầng chất lượng cao sẽ là mối đe dọa cho việc mở rộng thị trường.

Báo cáo cho biết, phân khúc B2C đóng góp vào thị phần lớn nhất trong năm 2021, chiếm hơn 3/5 tổng thị phần trên thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam. Tuy nhiên, phân khúc B2B được dự báo sẽ đạt CAGR cao nhất, khoảng gần 25% trong giai đoạn 2022 – 2030.

Thu tiền khi nhận hàng (COD) là phương thức thanh toán ưa thích nhất của những người mua sắm trực tuyến. COD là một tiêu chí quan trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh. Tuy nhiên, tỷ lệ COD ở mức hơn 80% và tỷ lệ trả hàng tại các trang web B2C là từ 10% -15% ở Việt Nam.

Dựa trên mục đích sử dụng cuối cùng, phân khúc nền tảng thương mại điện tử chiếm thị phần lớn nhất vào năm 2021, đóng góp khoảng 4/5 thị phần chung của thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam. Tuy nhiên, mảng dịch vụ tài liệu được dự đoán sẽ ghi nhận CAGR cao nhất khoảng 25% từ năm 2022 đến năm 2030.

Dựa trên cơ sở điểm đến, thị trường được chia thành nội địa và quốc tế. Trong đó, phân khúc nội địa đóng góp vào thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam. Ngoài ra, phân khúc quốc tế được thiết lập để đạt CAGR cao nhất, khoảng 25,7% trong giai đoạn 2022 – 2030.

Báo cáo của Allied Market Research cho biết, người tiêu dùng Việt Nam có mức độ mua sắm trực tuyến thường xuyên nhất ở khu vực Đông Nam Á. Thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển đáng kể do các yếu tố như dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng Internet cao và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh tăng.

Theo đó, số lượng người mua sắm trực tuyến trong nước dự kiến sẽ đạt khoảng 55% dân số với mức chi tiêu trung bình 600 USD mỗi năm vào năm 2025. Ngoài ra, ngành thương mại điện tử đang phát triển dự kiến sẽ cung cấp cơ hội tăng trưởng trong tương lai cho các dịch vụ logistics nước ngoài và trong nước, đặc biệt là dịch vụ chuyển phát nhanh.

Bên cạnh đó, tăng trưởng doanh số thương mại điện tử xuyên biên giới đã làm tăng lượng nhập khẩu bưu kiện quốc tế, từ đó thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước. Sự phát triển của thị trường nước ngoài cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam.

Một trong những nội dung đáng chú ý được đưa ra tại báo cáo, rằng Việt Nam vẫn là một nền kinh tế chi phối tiền mặt. Thu tiền khi nhận hàng (COD) là phương thức thanh toán ưa thích nhất của những người mua sắm trực tuyến. COD là một tiêu chí quan trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh. Tuy nhiên, tỷ lệ COD ở mức hơn 80% và tỷ lệ trả hàng tại các trang web B2C là từ 10% -15% ở Việt Nam.

Chi phí cho các công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh để vận hành dịch vụ COD rất cao khiến quá trình giao hàng tốn nhiều nhân lực, manh mún và khó quản lý, báo cáo của Allied Market Research nhìn nhận. Ngoài ra, hạ tầng giao thông yếu kém và ứng dụng công nghệ thông tin kém hiệu quả làm tăng chi phí dịch vụ chuyển phát tại Việt Nam.

Báo cáo dẫn chứng tổng chi phí logistics ở Việt Nam chiếm 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chi phí vận tải chiếm từ 30 đến 40% giá thành sản phẩm. Tỷ lệ này lên tới 15% ở các quốc gia khác. Do đó, yếu tố này làm tăng tổng chi phí hoạt động của các dịch vụ chuyển phát nhanh tại Việt Nam, từ đó đây cũng là một yếu tố cản trở sự tăng trưởng của thị trường.

Các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh đang ngày càng tập trung vào việc cung cấp các loại hình dịch vụ riêng biệt như phân loại và phân loại sản phẩm, đóng gói, dán nhãn, theo dõi bưu kiện trực tuyến, ứng dụng di động, e-mail và cảnh báo SMS.

Theo báo cáo của Allied Market Research, các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chuyển phát nhanh ở Việt Nam có thể kể đến như Nin Sing Logistics Company Limited (Ninja Van), GHN (Fast Delivery), Viettel Post, BEST Express Vietnam (BEST Inc.), Swift247, GHTK, J&T Express (Vietnam), Nhat Tin Logistics, Kerry Express (Vietnam), Nasco Logistics JSC, và VNPost.

Thị Trường Chuyển Phát Nhanh Việt Nam “Trăm nhà đua tiếng”

Cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ thương mại điện tử nửa đầu năm 2024, tiếp tục là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của ngành bưu chính và chuyển phát nhanh trong nước, đặc biệt là dịch vụ chuyển phát B2C. Theo đó, nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao đã dẫn đến sự gia tăng đột biến về khối lượng các mặt hàng phục vụ cho phân khúc thương mại điện tử nói riêng.

Tiềm năng của thị trường đã mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thị trường. Tuy nhiên, nó cũng làm gia tăng sự cạnh tranh khốc liệt giành thị phần giữa các doanh nghiệp trong ngành.

Theo một thống kê mới nhất, hiện tại thị trường bưu chính chuyển phát nhanh đang có sự cạnh tranh gay gắt với gần 800 doanh nghiệp được cấp phép trong dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh. Tuy nhiên, với hơn 90% doanh số tập trung chủ yếu vào một số người chơi chính trên thị trường như Viettel Post, VNPost, Best Express, EMS, GHN, GHTK, J&T, Flex Speed và SPX Express. Thị phần còn lại rất ít được chia cho hơn 700 doanh nghiệp nhỏ khác. Trong số này, có không ít doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tham gia mạnh mẽ trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp này đã tạo ra cuộc cạnh tranh về giá với nhiều chương trình miễn cước vận chuyển, khuyến mại lớn…, khiến tỷ suất lợi nhuận của ngành này đang ở vào ngưỡng rất thấp, chỉ khoảng 3%.

Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh trên thị trường càng trở nên khốc liệt hơn khi các sàn thương mại điện tử cũng lập các đơn vị chuyển phát riêng, độc quyền chuyển phát hàng hóa từ người bán tới người mua, như Tiktok Shop hay là Shopee. Đó là chưa kể đến việc các hãng xe khách cũng nhận vận chuyển các bưu kiện hàng hóa của khách hàng như Hoàng Long, Hải Âu…

Nhìn chung, với những kết quả đã đạt được trong nửa đầu năm nay, điều dễ nhận thấy đối với những doanh nghiệp dẫn đầu thị phần là bên cạnh sự cạnh tranh về giá thì việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, số hóa dịch vụ và nâng cấp công nghệ là yếu tố then chốt để duy trì, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Trong khi những doanh nghiệp chậm nắm bắt xu hướng, chậm đầu tư công nghệ buộc phải nhường lại thị phần cho đối thủ.

0929 180 086
0929180086
error: Nội dung được bảo vệ!!