Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc: thị trường tiêu thụ tiềm năng

Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc: thị trường tiêu thụ tiềm năng

Nỗ lực để tăng giá trị trái cây Việt Nam tại Trung Quốc

6 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu rau và trái cây của nước ta cao kỷ lục, đạt, 2.75 tỷ đô la Mỹ; gần bằng toàn bộ kim ngạch xuất khẩu của năm ngoái. Trong đó thị trường đứng đầu là Nhật Bản, tiếp đến là Trung Quốc.

Hiện đang có 11 loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc gồm: vải thiều, nhãn, dưa hấu, thanh long, chôm chôm, chuối chín; và chuối tươi, mít, xoài, măng cụt, sầu riêng và chanh leo. Và để sự hiện diện của trái cây Việt ngày càng thuyết phục người tiêu dùng Trung Quốc hơn; mang lại giá trị cao hơn, đã có nhiều giải pháp từ cả hai phía.

Trung tâm thương mại trái cây Bằng Tường; là nơi tập kết toàn bộ trái cây Việt Nam sau khi qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Từ đây, các loại trái cây Việt đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn sẽ được vận chuyển đi khắp Trung Quốc.

“Hoa quả chủ yếu là từ Việt Nam như thanh long, xoài, mít được bán trên nền tảng điện tử là chủ yếu. Mỗi ngày Trung tâm thương mại đón từ 200 đến 250 lượt xe. Hoa quả từ xe tải Việt Nam sẽ chuyển sang xe tải Trung Quốc và đều có thiết bị lạnh; chuyển đi khắp nơi Trung Quốc. Có thể chuyển thẳng từ đây sang Tân Cương luôn”; đại diện Trung tâm thương mại trái cây Bằng Tường cho biết.

 

Giới thiệu về dịch vụ xuất khẩu trái cây đi trung quốc

Nhu Cầu Xuất Khẩu Trái Cây Từ Việt Nam Đi Trung Quốc:

Nhu cầu vận chuyển trái cây từ Việt Nam đi Trung Quốc ngày càng tăng cao. Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển với sản lượng trái cây lớn; trong khi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ trái cây lớn nhất thế giới. Việc xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc; mang lại cơ hội kinh doanh hấp dẫn và tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp trong ngành nông sản.

Vai Trò Của Ngành Xuất Khẩu Trái Cây Đi Trung Quốc

Để việc vận chuyển trái cây đi Trung Quốc diễn ra suôn sẻ; quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm. Trái cây là loại hàng hóa dễ hư hỏng; yêu cầu điều kiện vận chuyển đặc biệt để đảm bảo giữ được hương vị và chất lượng. Quá trình vận chuyển hiệu quả và an toàn sẽ giúp duy trì giá trị sản phẩm; đáp ứng được yêu cầu của thị trường Trung Quốc.

Xuất khẩu nông sản Việt Nam đi Trung Quốc
Xuất khẩu nông sản Việt Nam đi Trung Quốc

Các loại trái cây được xuất khẩu sang Trung Quốc

Các loại trái cây tươi Việt Nam muốn xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cần đàm phán; và được Trung Quốc chấp nhận mở cửa thị trường thông qua ký kết Nghị định thư. Hiện nay, Việt Nam có 11 loại trái cây tươi có Nghị định thư/được Trung Quốc cho phép xuất khẩu sang thị trường này, bao gồm: Chuối tươi, chanh leo (nhập khẩu thí điểm), sầu riêng; thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, mít, chôm chôm và măng cụt. Bên cạnh trái cây thì các sản phẩm cám gạo, gạo, thạch đen, khoai lang; tổ yến cũng là các sản phẩm đã ký Nghị định thư.

Ngoài ra, các loại trái cây như bưởi, na, dứa, dừa, cam, quýt, sầu riêng đông lạnh;… đang trong giai đoạn đàm phán kỹ thuật và được Bộ Nông nghiệp; và Phát triển nông thôn Việt Nam đẩy mạnh để mở cửa giao thương.

 

Quy định, chính sách xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc

Như đã nói ở trên, Trung Quốc đàm phán, mở cửa giao thương đối với từng sản phẩm; và quản lý thông qua Nghị định thư. Vì vậy mỗi loại trái cây cần tuân thủ yêu cầu riêng được nêu trong Nghị định thư đã ký kết. Tuy nhiên vẫn có những quy định; yêu cầu chung mà các loại trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc cần phải tuân thủ.

Sản phẩm phải được sản xuất từ vùng trồng; và đóng gói tại cơ sở được Cục bảo vệ thực vật phê duyệt, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đánh giá và cấp mã số vùng trồng; mã số cơ sở đóng gói.

Vùng trồng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng; và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt và đảm bảo các điều kiện vệ sinh. Giám sát và quản lý vùng trồng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật am hiểu về lĩnh vực kiểm dịch thực vật; và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hoặc đơn vị được ủy quyền tập huấn.

Lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật dịch hại.

Cơ sở đóng gói phải xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Xem thêm các bài viết liên quan >>>>>

Chuyển phát nhanh đi Đài Loan VietAviation

Vận chuyển trái cây khô qua Trung Quốc

Vận chuyển hàng điện tử và linh kiện điện tử Việt Nam – Trung Quốc

Gửi hàng đi Đài Loan giá rẻ – VietAviation

Gửi hàng xách tay từ Đài Loan về Việt Nam

Gửi hàng đi Tứ Xuyên an toàn tiết kiệm

Gửi hàng đi Chiết Giang giá rẻ

0929 180 086
0929180086
error: Nội dung được bảo vệ!!