DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA TIỂU NGẠCH XUYÊN BIÊN GIỚI

TÌM HIỂU THỦ TỤC VẬN CHUYỂN HÀNG TIỂU NGẠCH

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA TIỂU NGẠCH XUYÊN BIÊN GIỚI

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA TIỂU NGẠCH XUYÊN BIÊN GIỚI LÀ GÌ

Buôn bán vận chuyển hàng hóa tiểu ngạch, còn gọi cách khác là mậu dịch tiểu ngạch hoặc thương mại tiểu ngạch, là một hình thức thương mại quốc tế hợp pháp được tiến hành giữa nhân dân hai nước sinh sống ở các địa phương hai bên biên giới mà kim ngạch của mỗi giao dịch hàng hóa hữu hình có giá trị nhỏ theo quy định của pháp luật. Ví dụ, buôn bán tiểu ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam Lào, Việt Nam Cambodia. Đó là các hoạt động buôn bán giữa dân cư Việt Nam với dân cư Trung Quốc sống ở các xã, phường sát đường biên có giá trị mỗi giao dịch không quá 2 triệu đồng/người/ngày theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chính tiêu chí về giá trị nhỏ (tiểu ngạch) đã khiến cho hình thức thương mại này có tên như vậy; và thông thường không phải làm tờ khai hải quan cùng với hợp đồng thương mại.

Buôn bán tiểu ngạch còn có những đặc trưng như thường ; song không nhất thiết,  thanh toán bằng tiền mặt, không cần hợp đồng mua bán. Chú ý là buôn bán tiểu ngạch không phải là buôn lậu. Kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch vẫn cần xin phép. Việc xác định đâu là buôn bán tiểu ngạch không dựa vào hình thức vận chuyển hàng hóa qua đường biên giới. Buôn bán tiểu ngạch vẫn phải chịu thuế đánh vào giá trị giao dịch, gọi là thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Hàng hóa khi đi qua biên giới vẫn phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan thuế quan, kiểm dịch, biên phòng, xuất nhập cảnh, v.v…

Buôn bán tiểu ngạch được cho là có tính ổn định thấp. Do giá trị mỗi giao dịch nhỏ, nên trong nhiều trường hợp mặt hàng được buôn bán là các loại hoa quả, hàng nông sản. Điều này khiến cho kim ngạch buôn bán tiểu ngạch nói chung có thể thay đổi theo mùa vụ, theo thời tiết, theo thay đổi chính sách kiểm dịch. Buôn bán tiểu ngạch còn được cho là dễ bị lợi dụng để tránh thuế. Vì thuế xuất nhập tiểu ngạch thường có thuế suất thấp hơn thuế xuất nhập khẩu chính ngạch, thủ tục liên quan phải làm đơn giản hơn, nên một doanh nghiệp có thể thuê mướn nhiều người dân ở vùng biên giới thực hiện việc mua bán để không phải nộp thuế nhiều. Những người tham gia quá trình giao dịch tiểu ngạch nhất định phải có hộ khẩu tại khu vực tiếp giáp biên giới. Ở Việt Nam có Quảng Ninh cửa khẩu Mòng Cái, Lạng Sơn cửa khẩu Hữu Nghị, Lào Cai, Hà Giang cửa khẩu Thanh Thủy… là những tỉnh giáp biên với các nước láng giềng, việc giao thương, trao đổi hàng hóa ở các tỉnh này thường diễn ra rất nhộn nhịp. Các mặt hàng thường được buôn bán, trao đổi qua đường tiểu ngạch như: Các mặt hàng nông sản, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng… hình thức xuất nhập khầu này hiện nay rất được ưa chuộng bởi các thương lái vì thủ tục thường đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp.

Tuy nhiên để vận chuyển theo hình thức này thì bạn chỉ được phép vận chuyển những hàng hóa đơn giản, thiết yếu và tuân theo quy định của pháp luật về việc đóng thuế, kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng hàng hóa, kiểm dịch với động vận cũng như các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA TIỂU NGẠCH XUYÊN BIÊN GIỚI CÓ ƯU ĐIỂM SAU:

Thủ tục khá đơn giản, chỉ cần tờ khai tiểu ngạch và chịu phí biên mậu.

Phí vận chuyển thường rẻ hơn so với nhập xuất khẩu chính ngạch.

Thủ tục khai thuế và biểu phí thuế thấp hơn so với nhập khẩu chính ngạch do hàng hóa không phải đi qua cửa khẩu.

Tuy nhiên, vận chuyển tiểu ngạch cũng có nhiều nhược điểm bao gồm:

Tính ổn định kinh doanh rất thấp, không phù hợp với hàng hóa cao cấp, hàng hóa đặc biệt.

Giá trị giao dịch thấp (tối đa 2 triệu/người/ngày), chỉ phù hợp với người bán nhỏ lẻ.

Vận chuyển hàng hóa tiểu ngạch thường không có giấy tờ, hóa đơn thanh toán, hợp đồng ngoại thương. Vì vậy, rất dễ xảy ra tranh chấp về chất lượng, giá cả và các thỏa thuận khác.

Nếu hàng hóa phục vụ cho đơn hàng thương mại điện tử thường sẽ chịu nhiều rủi ro, bị kiểm soát và thu giữ bởi cơ quan quản lý thị trường do hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng, không có chứng từ, hóa đơn đỏ.

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA CHÍNH NGẠCH LÀ GÌ?

Xuất nhập khẩu Chính ngạch là hình thức buôn bán mang tính quốc tế cao, dành cho tất cả mọi người dân, công ty, doanh nghiệm sống tại hai nước có đường biên giới cạnh nhau. Thủ tục xuất nhập khẩu chính ngạch bao gồm: Invoice, Packing List, CO nếu có, Tờ khai hải quan, Hợp đồng thương mại và kiểm dịch thực vật (nếu có). Khác với hình thức xuât – nhập khẩu tiểu ngạch

Đây là hình thức các công ty, doanh nghiệp nước ta ký những hợp đồng kinh tế, thương mại với các đối tác nước ngoài theo một hiệp định đã được cam kết giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa các quốc gia với các tổ chức, khu vực, hiệp hội… theo thông lệ quốc tế.

NÊN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA CHÍNH NGẠCH HAY VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA TIỂU NGẠCH?

Tùy vào quy mô doanh nghiệp, tính chất hàng hóa và giá trị giao dịch để lựa chọn phương pháp xuất nhập khẩu phù hợp. Tuy nhiên, nếu đề cao tính an toàn và đảm bảo cho hàng hóa, doanh nghiệp vẫn nên lựa chọn xuất khẩu chính ngạch. Đây là phương pháp giúp bạn hạn chế rất nhiều rủi ro, giúp doanh nghiệp không bị động trong quản lý chất lượng và giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu.

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA TIỂU NGẠCH XUYÊN BIÊN GIỚI VIETAVIATION

Chúng tôi cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa tiểu ngạch qua các cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam Trung Quốc bao gồm: Quảng Ninh Móng Cái, Hữu Nghĩ Lạng Sơn, Chi Ma Lạng Sơn, Tân Thanh Lạng Sơn, Thanh Thủy Hà Giang, cửa khẩu Phó Bảng Hà Giang,  cửa khẩu quốc tế Bản Vược  Lào Cai Hà Khẩu, cửa khẩu Trà Lĩnh Cao Bằng.

Danh sách các cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc?

Các cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu, hợp tác kinh tế – xã hội giữa hai nước.

Các cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc đã góp phần tăng cường xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người dân.

Tính đến năm 2024, có 19 cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc, bao gồm:

(1) Cửa khẩu Hữu Nghị – Lạng Sơn

Cửa khẩu Hữu Nghị là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, cách thành phố Lạng Sơn 17 km về phía bắc, cách Hà Nội 171 km về phía đông bắc.

Nơi diễn ra các hoạt động xuất nhập cảnh giữa Việt Nam và Trung Quốc.

(2) Cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn thứ hai trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, nằm trên tuyến Quốc lộ 18, cách thành phố Móng Cái 10 km về phía bắc.

Cửa khẩu thông thương với cửa khẩu Đông Hưng của Trung Quốc.

(3) Cửa khẩu Chi Ma – Lạng Sơn

Cửa khẩu Chi Ma là cửa khẩu tại vùng đất thôn Chi Ma xã Yên Khoái huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.

Cửa khẩu Chi Ma thông thương sang cửa khẩu Ái Điểm ở huyện Ninh Minh tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tại đây có cột mốc 1223.

(4) Cửa khẩu Bản Vược – Lào Cai

Cửa khẩu Bản Vược là cửa khẩu quốc gia đường bộ thuộc địa phận xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Việt Nam.

Cửa khẩu thông thương sang cửa khẩu Pả Sa ở huyện Bạch Long Giang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

(5) Cửa khẩu Tà Lùng – Cao Bằng

Cửa khẩu Tà Lùng là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất tổ dân phố Tân Thịnh, thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.

Cửa khẩu Tà Lùng là điểm cuối của Quốc lộ 3, tiếp nối là cầu Thủy Khẩu trên sông Bắc Vọng, thông thương sang cửa khẩu Thủy Khẩu tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

(6) Cửa khẩu Trà Lĩnh – Cao Bằng

Cửa khẩu Trà Lĩnh là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất Bản Hía thuộc thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.

Cửa khẩu Trà Lĩnh thông thương sang cửa khẩu Long Bang ở thành phố Bách Sắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

(7) Cửa khẩu Phó Bảng – Hà Giang

Cửa khẩu Phó Bảng là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Cửa khẩu Phó Bảng thông thương sang cửa khẩu Đổng Cán thuộc huyện Ma Ly Pho và huyện Phú Ninh, châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cửa khẩu cách trung tâm thị trấn Phố Bảng 5 km theo đường bộ.

(8) Cửa khẩu Săm Pun – Hà Giang

Cửa khẩu Săm Pun là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Thượng Phùng và xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.

Cửa khẩu Săm Pun thông thương sang cửa khẩu Điền Bồng thuộc huyện Phú Ninh, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cửa khẩu cách trung tâm huyện Mèo Vạc khoảng 30 km theo đường bộ.

(9) Cửa khẩu Xin Mần – Hà Giang

Cửa khẩu Xín Mần hay còn gọi là cửa khẩu Long Tuyền, là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất Xín Mần, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.Cửa khẩu này nằm ở độ cao gần 2.000m so với mực nước biển và là cửa khẩu phía Tây quanh năm được bao phủ bởi sương mù.

(10) Cửa khẩu Bạch Đích – Hà Giang

Cửa khẩu Bạch Đích là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.Cửa khẩu này thông thương sang cửa khẩu Ma Ly Pho thuộc huyện Ma Ly Pho, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

(11) Cửa khẩu Mường Khương – Lào cai

Cửa khẩu Mường Khương là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, Việt Nam.Cửa khẩu Mường Khương thông thương sang cửa khẩu Kiều Đầu thuộc huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

(12) Cửa khẩu Ka Long – Quảng Ninh

Cửa khẩu Ka Long là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Hải Yên, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Cửa khẩu Ka Long thông thương sang cửa khẩu Đông Hưng thuộc thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

0929 180 086
0929180086
error: Nội dung được bảo vệ!!