Ngành dịch vụ logistics được xem là một phần rất quan trọng trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Đây là cầu nối đảm bảo các hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá trong nước và quốc tế được diễn ra thuận lợi. Khác với sự sôi nổi của vận tải đường thuỷ, ngành vận tải Hàng không lại có vị trí khiêm tốn trong hệ thống logistics ở Việt Nam.
Thực trạng của ngành logistics hàng không tại Việt Nam
Thực tiễn cho thấy, sự tham gia của ngành Hàng không vào hoạt động logistics rất hạn chế. Các doanh nghiệp trong nước mới chỉ chú trọng đến khâu vận chuyển, nhiều khâu khác vẫn đang bỏ ngỏ. Tuy vậy, khối lượng hàng hoá mà ngành này vận chuyển có tốc độ tăng tương đối nhanh song vẫn còn thấp. Năm cao nhất chỉ đạt gần 0,7 triệu tấn, chiếm không tới 0,5% tổng lượng hàng hoá lưu thông toàn ngành logistics.
Trong cuộc đua vận chuyển hàng hóa quốc tế, tỷ trọng tham gia của các hãng hàng không Việt Nam còn thấp, có phân khúc chiếm chưa tới 10%. Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường hàng không ở Việt Nam trong 20 năm qua có xu hướng tăng nhưng không đều, đặc biệt giảm sút mạnh mẽ trong đại dịch COVID-19.
Cuộc cạnh tranh không cân sức giữa doanh nghiệp nội địa và nước ngoài
Theo số liệu thống kê, năm 2021, các hãng hàng không nội địa chỉ chiếm 12% thị phần vận chuyển hàng hóa; 88% còn lại thuộc về 58 hãng nước ngoài. Gần 80% là hàng hóa vận chuyển quốc tế; trong đó chỉ có hơn 20% là vận chuyển nội địa. Lượng hàng hóa luân chuyển tập trung qua 3 trung tâm lớn nhất của Việt Nam: Cảng hàng không Nội Bài (55,7%), Tân Sơn Nhất (44%) và Đà Nẵng (0,3%).
Trong các hãng hàng không, ông lớn Vietnam Airlines chiếm thị phần vận chuyển hàng hóa lớn nhất (68,3%); sau đó lần lượt là Vietjet Air (24,1%) và Jetstar Pacific (7,2%). Hàng hóa chủ yếu là các sản phẩm có trọng lượng nhỏ nhưng giá trị cao như điện tử, hàng dệt may, da giày hoặc thực phẩm tươi sống.
Trung Quốc và Hàn Quốc là hai nguồn hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất được vận chuyển đến Việt Nam. Khách hàng chủ yếu tiếp nhận cũng như gửi hàng hóa qua đường hàng không là các DN FDI.
Thách thức của các doanh nghiệp trong nước đối với sự phát triển của ngành vận tải hàng không
Như vậy, ngành vận tải Hàng không Việt Nam là một thị trường tiềm năng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức cho các doanh nghiệp khi khai thác thị trường này.
- Tiềm lực của ngành còn yếu; cơ sở hạ tầng phục vụ logistics kém phát triển và thiếu đồng bộ. Trong đại dịch COVID-19, số lượng chuyến bay và hành khách giảm mạnh ảnh hưởng đến khả năng xoay vòng vốn. Bên cạnh đó, hiện chỉ có sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất có ga hàng hóa chuyên biệt. Tuy nhiên đã khai thác hết và khó có thể mở rộng bởi diện tích hạn chế của sân bay.
- Các DN vận tải nước ngoài đã tận dụng triệt để lợi thế từ quan hệ với khách hàng; chiếm lĩnh thị trường ngay từ nguồn hàng vận chuyển. Các DN FDI chiếm tỷ trọng lớn tuyệt đối trong tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không đi và đến Việt Nam.
- Các doanh nghiệp hàng không chưa quan tâm tận dụng được tiềm năng của thị trường logistics. Trước đại dịch COVID- 19; các hãng hàng không Việt Nam vẫn chủ yếu vận chuyển hành khách.
Nhìn chung, cần xây dựng một chiến lược kịp thời và hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức trong ngành logistics để thúc đẩy phát triển vận tải hàng không.
Giải pháp đến từ VIETAVIATION CARGO
Thấu hiểu được những khó khăn của doanh nghiệp; VIETAVIATION CARGO đồng hành cùng các ngành logistics hàng không nội địa trên hành trình phát triển thị phần. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ gửi hàng hoá Chuyên nghiệp – Uy tín – Tận tâm – Giá Rẻ đến các thị trường lớn trên thế giới. Nhờ vậy, VietAviation Cargo luôn là lựa chọn đáng tin cậy giữa hãng Hàng không Việt Nam và khách hàng.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ sau: