CẨM NANG HƯỚNG DẪN GỬI HÀNG XUẤT KHẨU TRUNG QUỐC 2024 (PHẦN 2)
- XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG TRUNG QUỐC: ĐIỂM SÁNG TRONG XUẤT KHẨU CỦA VN
Trong bức tranh chưa mấy sáng sủa nói trên, xuất khẩu một số sản phẩm nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc là điểm nhấn ấn tượng, trong đó đáng chú ý nhất phải kể tới xuất khẩu rau quả và gạo, với mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm lần lượt là 121,9% và 71,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Năm 2022, cùng lúc có thêm 04 mặt hàng rau quả của Việt Nam (gồm chanh leo, sầu riêng, chuối, và khoai lang) được Trung Quốc cho phép nhập khẩu chính ngạch vào thị trường nước này. Đây được coi là cột mốc lớn, đánh dấu sự chuyển mình của xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc. Trước đây, do chưa được phép nhập khẩu chính ngạch, những mặt hàng này phải tiếp cận thị trường Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch (thương mại biên giới), và vì thế xuất khẩu rất không ổn định, dễ bị đình đốn bởi các sự kiện bất thường. Sau khi Trung Quốc mở cửa, tận dụng những lợi thế từ việc được cấp phép xuất khẩu nhiều loại rau quả, doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giúp giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang
thị trường nước này có mức tăng trưởng đột phá.
Trong số các mặt hàng rau quả xuất khẩu tốt sang Trung Quốc nửa đầu năm, xuất khẩu sầu riêng ghi nhận kỷ lục ấn tượng. Tính riêng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường nước này đã chiếm tới 95% tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của cả nước, đạt khoảng 800 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2023. Đây là kết quả rất tích cực sau khi sầu riêng của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc theo Nghị định thư giữa hai bên được ký kết vào tháng 7/2022. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 293 vùng trồng và 115 cơ sở đóng gói được Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu chính thức. Hiện tại, các cơ quan Việt Nam cũng đang làm việc với phía Trung Quốc để thống nhất lịch kiểm tra tiếp theo cho khoảng 400 vùng trồng và 60 cơ sở đóng gói sầu riêng. Nếu các cơ sở đợt này được chấp thuận, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam
sang Trung Quốc hứa hẹn sẽ “bùng nổ” hơn nữa trong thời gian sắp tới. Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc thời gian qua chưa được như mong đợi, tiềm năng và dư địa xuất khẩu sang thị trường này vẫn rất lớn và cần được các doanh nghiệp chú ý khai thác. Trung Quốc hiện nay đã không còn là thị trường dễ tính như trước, do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần thường xuyên cập nhật và đảm bảo tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc…của Trung Quốc. Ngoài ra, sự thay đổi trong chính sách trao đổi thương mại giữa hai nước cũng đặt ra yêu cầu đối với doanh nghiệp trong việc chuyển đổi chiến lược kinh doanh của mình, chuyển dần từ tiểu ngạch sang chính ngạch để tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian sắp tới.
- DANH SÁCH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TRUNG QUỐC- DÂN SỐ & KINH TẾ
Trung Quốc có 22 Tỉnh + 5 Khu Hành chính tự trị + 4 Thành phố trực thuộc Trung ương và 2 Đặc khu hành chính. Tổng cộng Trung Quốc có 5 khu tự trị là: Nội Mông (1947)
Tân Cương (1955) Quảng Tây (1958) Ninh Hạ (1958) Tây Tạng (1965)
TỈNH TRUNG QUỐC VIẾT BẰNG TIẾNG TRUNG -BÍNH ÂM – TIẾNG VIỆT
安徽 ān huī AH Tỉnh An Huy
北京 běi jīng BJ Thành phố trực thuộc TƯ Bắc Kinh
重庆 chóng qìng CQ Thành phố trực thuộc TƯ Trùng Khánh
福建 fú jiàn FJ Tỉnh Phúc Kiến
广东 guǎng dōng GD Tỉnh Quảng Đông (TP Quảng Câu, Phật Sơn, Đông Quảng…)
广西 guǎng xī GX Khu tự trị Quảng Tây (TP Nam Ninh)
甘肃 gān sù GS Tỉnh Cam Túc
贵州 guì zhōu GZ Tỉnh Qúy Châu
河南 hé nán HA (HEN) Tỉnh Hà Nam
河北 hé běi HB (HEB) Tỉnh Hà Bắc
湖南 hú nán HN (HUN) Tỉnh Hồ Nam
湖北 hú běi HB (HUB) Tỉnh Hồ Bắc
海南 hǎi nán HI Tỉnh Hải Nam
黑龙江 hēi lóng jiāng HL Tỉnh Hắc Long Giang
吉林 jí lín JL Tỉnh Cát Lâm
江苏 jiāng sū JS Tỉnh Giang Tô
江西 jiāng xī JX Tỉnh Giang Tây
辽宁 liáo níng LN Tỉnh Liêu Ninh
内蒙古 nèi méng gǔ NM Khu tự trị Nội Mông
宁夏 níng xià NX Khu tự trị Ninh Hạ
青海 qīng hǎi QH Tỉnh Thanh Hải
四川 sì chuān SC Tỉnh Tứ Xuyên
山东 shān dōng SD Tỉnh Sơn Đông
山西 shān xī SX (SAX) Tỉnh Sơn Tây
陕西 shǎn xī SN (SAA) Tỉnh Thiểm Tây
上海 shàng hǎi SH Thành phố trực thuộc TƯ Thượng Hải
天津 tiān jīn TJ Thành phố trực thuộc TƯ Thiên Tân
新疆 xīn jiāng XJ Khu tự trị Tân Cương
西藏 xī zàng aka Tibet XZ Khu tự trị Tây Tạng
云南 yún nán YN Tỉnh Vân Nam
浙江 zhè jiāng ZJ Tỉnh Chiết Giang
香港 xiāng găng HK Đặc khu hành chính Hồng Kông
澳门 ào mén MO Đặc khu hành chính Ma Cao
Những siêu đô thị Trung Quốc đông dân hơn một số quốc gia. Với dân số 30,75 triệu người, Trùng Khánh là thành phố đông dân nhất của Trung Quốc. Dân số của Trùng Khánh lớn hơn nhiều quốc gia tại Bắc và Trung Âu, hay thậm chí Australia. Trùng Khánh có diện tích lên tới 82.300 km 2, tức chỉ nhỏ hơn đôi chút so với diện tích của nước Áo. Đây là một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới.
Thượng Hải: Thượng Hải có dân số 24,18 triệu người. GDP của thành phố đạt 448 tỷ USD, biến nơi đây thành đô thị giàu có nhất Trung Quốc. Nếu là một quốc gia, Thượng Hải sẽ có GDP lớn thứ 29 thế giới, xếp trên nhiều quốc gia phát triển như Na Uy, Ireland hay Đan Mạch
Thủ đô Bắc Kinh là thành phố đông đúc thứ 3 của Trung Quốc với dân số 21,71 triệu người. Nhà ga trung tâm thủ đô Bắc Kinh là ga đường sắt bận rộn thứ 4 tại châu Á, chỉ sau Tokyo, Thượng Hải và Thành Đô.
Thành Đô được coi là “ngôi sao đang lên” của Trung Quốc. Đây là thành phố nổi tiếng với những công viên bảo tồn gấu trúc và món lẩu cay nổi tiếng. Thành Đô có diện tích 12.132km 2, là thành phố lớn thứ 4 trên toàn Trung Quốc. Dân số của thành phố đạt khoảng 16,3 triệu người, gấp đôi các quốc gia như Thụy Sĩ hay Lào.
Cáp Nhĩ Tân là một siêu đô thị độc đáo của Trung Quốc với 16 triệu người, diện tích 12.100km2, nhờ vào mùa đông khắc nghiệt với tuyết trắng phủ dày và lối kiến trúc chịu ảnh hưởng từ văn hóa Nga. Để giúp người dân vượt qua những mùa đông lạnh giá tới -38 độ C, thành phố đã xây dựng một công viên nước trong nhà rộng hơn 300.000 m2, với nhiệt độ trong nhà là 30 độ C
Quảng Châu là một trong những thành phố lớn nhất tại miền Nam của Trung Quốc, với dân số 14,5 triệu người. Thành phố có lịch sử từ thế kỷ thứ VI, nằm bên bờ con đường tơ lụa trên biển, là đô thị thương mại sầm uất nhất trong nhiều thế kỷ của Trung Quốc. Quảng Châu có GDP đạt 297 tỷ USD, xếp thứ 4 trong số các thành phố của Trung Quốc.
Thẩm Quyến: Từ một thành phố làng chài ven biển, Thâm Quyến đã chuyển mình thành một trong những siêu đô thị trù phú nhất thế giới chỉ sau 30 năm. Từ khi được trao quy chế đặc khu kinh tế năm 1980, Thâm Quyến không ngừng phát triển và trở thành câu chuyện cổ tích về kinh tế của châu Á. Thâm Quyến có dân số 11,9 triệu người, diện tích 2.050 km2
CẨM NANG HƯỚNG DẪN GỬI HÀNG XUẤT KHẨU TRUNG QUỐC 2024 (PHẦN 2)
Xem thêm:
CẨM NANG HƯỚNG DẪN GỬI HÀNG XUẤT KHẨU QUA TRUNG QUỐC
XUẤT KHẨU NÔNG SẢN QUA TRUNG QUỐC, ĐIỂM SÁNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM