
Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng lại là thị trường có các quy định nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn thực phẩm và về bao bì hàng hoá. Do đó, bài viết này VietAviation sẽ cung cấp cho đọc giả về những thông tin cần thiết về dịch vụ thủ tục xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc.
I. Thị trường thuỷ sản Trung Quốc tiềm năng

Trung Quốc được coi là một trong những nước tiêu thụ thuỷ hải sản lớn nhất thế giới. Đồng thời cũng là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn, chiếm 18% nhập khẩu thuỷ sản TG.
Thị trường Trung Quốc đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho người dân Việt Nam. Bởi vì thị trường hải sản Trung Quốc bùng nổ mang lại cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu thuỷ sản quốc tế. Trung Quốc là một thị trường tỉ dân, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao của Trung Quốc. Nhưng vẫn tồn tại sự thiết hụt nguồn cung thuỷ sản, hải sản trong nước. Do đó, khiến nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc tăng lên qua từng năm.
1. Sản lượng
Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng thuỷ sản, dao động khoảng 63 triệu tấn/năm. Số này cũng ít biến động trong những năm qua. Nói về số lượng tàu đánh bắt, Trung Quốc có số lượng tàu đánh bắt nhiều nhất TG (khoảng 700.000 tàu khai thác). Tuy nhiên, nguồn lợi thuỷ sản của nước này đang giảm đi do tình trạng khai thác quá mức và ô nhiễm nguồn nước.
Thế mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc là các loài cá nuôi, chiếm 53% (các loài chính là cá rô phi, cá chép, cá trắm, cá diếc, cá mè…Trong đó, cá rô phi Trung Quốc đứng số 1 thế giới về sản lượng và xuất khẩu. Là loài cá thịt trắng cạnh tranh với cá tra Việt Nam tại các thị trường TG và chính thị trường nội địa Trung Quốc.
Các tỉnh sản xuất thuỷ sản hàng đầu của Trung Quốc có thể kể đến như là Quảng Đông, Sơn Đông, Phúc Kiến. Bởi vì những tỉnh này này có vị trí ven biển, nguồn nước ngọt nhiều.
2. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc
Nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc năm 2023 đạt 4,6 triệu tấn. Trị giá 18,8 tỷ USD, tăng 12% về khối lượng so với năm trước. Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là cá đông lạnh và giáp xác.
Việt Nam là một trong những nhà cung cấp chính, với sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt khoảng 300.000 tấn trong năm 2023. Tôm và cá tra là hai mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất.
II. Quy trình xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

1. Đăng ký doanh nghiệp với cơ quan hải quan Trung Quốc (GACC)
Về mặt xuất khẩu các thực phẩm tươi sống, thuỷ sản Trung Quốc yêu cầu kiểm tra khá nghiêm ngặt. Trung Quốc yêu cầu tất cả doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thực phẩm (trong đó có thủy sản) phải đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC). Các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin như sau. Ví dụ như về tên công ty, mã số đăng ký, loại sản phẩm, và quy trình sản xuất,..
Sau khi được GACC duyệt, doanh nghiệp sẽ nhận mã GACC để in lên nhãn bao bì. Nếu như khách hàng không có mã GACC mà vẫn cố xuất đi Trung Quốc. Hàng có thể bị từ chối nhập khẩu hoặc bị tiêu huỷ tại cửa khẩu Trung Quốc.
2. Đăng ký sản phẩm và nhà máy với Cục Thú y (Bộ NN & PTNT)
Cơ sở sản xuất để chế biến thuỷ sản của doanh nghiệp phải được thẩm định và cấp mã số xuất khẩu theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Thuỷ sản thì cần được kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và HACCP.
Lưu ý rằng, danh sách này sẽ được gửi qua bên phía Trung Quốc để đối chiếu lại lần nữa khi thông quan.
3. Chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu:

+ Hợp đồng thương mại – Sale Contracts
+ Hoá đơn thương mại – Invoice
+ Phiếu đóng gói – Packing List
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thuỷ sản – do Cục Thú ý cấp
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá CO; Thường sẽ dùng CO form E (Việt Nam – Trung Quốc) để có thể được hưởng ưu đãi thuế
+ MSDS nếu hàng hoá có liên quan đến phụ gia hoặc chất bảo quản
+ Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (nếu được yêu cầu)
4. Nhãn mác và bao bì đúng chuẩn
Trên bao bì sản phẩm cần phải
+ Thể hiện rõ tên sản phẩm bằng tiếng Trung và tiếng Anh.
+ Mã số cơ sở sản xuất đã đăng ký GACC.
+ Thông tin nhà sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng.
+ Điều kiện bảo quản, có cần lạnh hay để bình thường được. Nhãn dán phụ nếu cần thì phải thể hiện rõ nguồn gốc, thành phần, cách sử dụng.
5. Thủ tục vận chuyển và khai báo hải quan
Tuỳ thuộc vào phương thức vận chuyển, xuất hàng đi mà VietAviation sẽ tư vấn kỹ càng cho quý khách. VietAviation tự tin với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics – vận chuyển Việt Trung sẽ tư vấn cho khách toàn diện về giấy tờ xuất khẩu.
III. Chi tiết về yêu cầu truy xuất nguồn gốc xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc

1. Yêu cầu về bao bì thuỷ sản khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Theo quy định của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC). Và thêm các cơ quan liên quan về kiểm tra bao bì thuỷ sản xuất khẩu vào Trung Quốc phải đáp các tiêu chí sau:
a. Yêu cầu về chất liệu bao bì
Bao bì phải là vật liệu mới, an toàn thực phẩm, không gây ra các phản ứng hoá học với sản phẩm. Không được tái sử dụng lại các bao bì cũ, hoặc bao bì đã qua vận chuyển. Bao bì phải chống thấm, chống rò rỉ, chịu đựng được điều kiện đông lạnh hoặc bảo quan lạnh.
b. Thông tin bắt buộc phải có trên bao bì
Cả bao bì bên ngoài (outer pack) and bao bì đơn vị (inner pack) để phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau
+ Thể hiện rõ tên sản phẩm bằng tiếng Trung và tiếng Anh.
+ Mã số cơ sở sản xuất đã đăng ký GACC. Mã này sẽ do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp sau khi doanh nghiệp được chấp thuận đăng ký.
+ Thông tin nhà sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng.
+ Điều kiện bảo quản, có cần lạnh hay để bình thường được. Nhãn dán phụ nếu cần thì phải thể hiện rõ nguồn gốc, thành phần, cách sử dụng.
+ Trọng lượng tịnh và trọng lượng tổng
+ Lô hàng (lot number), mã truy xuất nguồn gốc
+ Quốc giá xuất xứ (made in Vietnam)
c. Yêu cầu về tem nhãn
+ Tem nhãn, kí hiệu trên hàng hoá thuỷ hải sản được nhập khẩu vào Trung Quốc phải được in cố định trên bao bì.
+ Chứ ghi trên kí hiệu dán trên các sản phẩm của một lô hàng phải thống nhất về kích cỡ, màu sắc
+ Kí hiệu phải được in trước khi hàng hoá xuất xưởng, không phép thêm vào bằng cách tạm thời in ấn, đóng bao
Xuất khẩu thuỷ hải hản sang Trung Quốc không phải là điều dễ dàng. Yêu cầu nghiêm ngặt, khó khăn của Trung Quốc khiến cho nhiều dân buôn Việt Nam cũng cảm thấy lằn nhằn, và không biết nên làm thế nào. Những điều lưu ý trên được góp lại là từ sự kiện năm 2019. Khi mà hàng thuỷ sản xuất sang Trung Quốc bị mắc kẹt tại cửa khẩu Móng Cái do mặt hàng này không đáp ứng được yêu cầu phía Trung Quốc về việc truy xuất nguồn gốc hàng hoá.
Nếu quý khách hàng xuất hàng thuỷ hải sản sang Trung Quốc mà chưa biết bắt đầu từ đâu. Khách hàng có thể liên hệ với VietAviation để nhận tư vấn kỹ hơn.
2. Yêu cầu về điều kiện cơ sản xuất
+ Nhà xưởng, các trang thiết bị, nhân viên lao động làm trong nhà máy phải đáp ứng theo Quy chuẩn QCVN 02 – 01:2009/BNNPTNT
+ Chương trình quản lý chất lượng, chất lượng đáp ứng theo Quy chuẩn QCVN 02 – 02:2009/BNNPTNT
+ Phải xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho các sản phẩm muốn xuất khẩu vào Trung Quốc.
– HACCP là cụm từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point System, hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”.Có nghĩa, đây là hệ thống xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đối với an toàn thực phẩm.
III. Cách đăng ký mã số xuất khẩu (Mã GACC) khi doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc
Bắt đầu từ tháng 4 năm 2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành hai lệnh 248 và 249. Lệnh 248 là “Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu”. Lệnh 249 là về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu”.
Hai lệnh này bắt đầu có hiệu lực từ năm 2022. Đối với những doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam, GACC yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt cho tất cả doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm. Trong đó có thuỷ sản vào Trung Quốc phải đăng ký mã số với GACC để có mã GACC thì mới được quyền xuất khẩu vào Trung Quốc.
IV. Các bước giúp đăng ký trực tuyến GACC

Bước 1: Truy cập vào hệ thống và tạo tài khoản
Vào website chính https://cifer.singlewindow.cn. Sau đó nhấn vào nút Sign Up – Đăng ký và điền đầy đủ các thông tin doanh nghiệp. Cung cấp email hợp lệ để nhận mã xác minh. Và cuối cùng tạo tài khoản thành công thì nhấn nút tiến hành đăng nhập.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Tuỳ thuộc vào từng loại thực phẩm, mà doanh nghiệp sẽ cần:
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh
+ Hồ sơ kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm
+ Hệ thống HACCP/GMP hoặc tương đương
+ Giấy phép VSATTP do Bộ NN&PTNT hoặc Bộ Y tế cấp
+ Thông tin về quy trình sản xuất, đóng gói, lưu kho
+ Hình ảnh sơ đồ mặt bằng nhà máy (floor plan)
+ Mô tả ngắn về quy trình truy xuất nguồn gốc
Bước 3: Doanh nghiệp cần điền thông tin đăng ký GACC
Khách hàng cần phải đăng nhập vào hệ thống Cifer. Vào danh mục Overseas Manufacturer Registration, và chọn loại hình doanh nghiệp. Ví dụ như Manafacturer, Proccessor, hay Storage,…
Tiếp theo doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin như:
+ Tên doanh nghiệp (tiếng Anh)
+ Địa chỉ trụ sở và nhà máy
+ Sản phẩm đăng ký
+ Mã HS code
+ Thông tin người đại diện liên hệ
+ Tải các tài liệu liên quan (PDF, hình ảnh, giấy phép,..)
Bước 4: Gửi hồ sơ và theo dõi trạng thái
Sau khi hoàn tất, hệ thống sẽ cho phép nộp hồ sơ trực tuyến. Thời gian xem xét hồ sơ là từ 5-15 ngày làm việc. Nếu được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ nhận mã số GACC dạng 10 chữ số. Mã số này bắt buộc in trên bao bì xuất nhập khẩu.
Bước 5: In mã GACC lên bao bì sản phẩm
Theo quy định, mã GACC phải được in lên trên bao bì đơn vị và bao bì ngoài. Ví dụ như GACC Registration No:8400000123. Và doanh nghiệp cũng cần phải khai báo trong các hồ sơ thông quan và kiểm dịch.
Những lưu ý quan trọng mà người bán nên chú ý:
+ Một số ngành liên quan đến như thuỷ sản, thịt, sữa,.. Còn phải yêu cầu đăng ký qua cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu – tại Việt Nam. Đó chính là Cục Thú y hoặc NAFIQÀ, doanh nghiệp không thể tự đăng ký.
+ Thông tin đăng ký phải khớp với bao bì, nhãn mác thực thế, tránh khai báo sai.
+ Mỗi năm, GACC sẽ có thể yêu cầu lại việc cập nhật các thông tin doanh nghiệp.
+ Hồ sơ xin GACC có thể bị trả về nếu thiết tài liệu hoặc không đúng định danh.
IV. Những lưu ý quan trọng khi xuất khẩu hàng tươi sống

Để đảm bảo hàng hoá đến tay khách hàng an toàn và giữ được chất lượng tốt nhất. Doanh nghiệp nên lưu ý các mặt sau:
+ Đối với hàng thuỷ sản tươi sống thì phải sử dụng thùng xốp, đặt đá khô ở dưới đáy thùng. Điều này giúp giữ được độ tươi hoặc chọn thùng carton chuyên dụng chống thấm nước, bảo quản tốt nhất.
+ Đối với thuỷ sản đông lạnh, hàng phải được bọc trong túi nilon hoặc đặt trong thùng xốp, giữ nhiệt, độ bảo quản ổn định ở khoảng -20 độ C.
+ Cần phải tính toán thừoi gian hạ container. Bên xuất đi phải tính toán được thừoi gian hạ container chính xác để tránh các phí phát sinh thêm ở cảng.
+ Tỷ lệ khối lượng mạ băng. Doanh nghiệp sẽ cần phải đảm bảo tỷ lệ mạ băng phù hợp. Thuỷ sản đông lạnh dưới 5%, giáp xác đã chế biến dưới 7%. Các giáp xác nguyên con dưới 14% và các sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng khác dưới 8%.
V. Tại Sao Nên Chọn Dịch Vụ Tư Vấn Xuất Nhập Khẩu VietAviation
- VietAviation tự tin có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistic. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình. Am hiểu kỹ càng từng khâu để hỗ trợ cho quý khách trong trường hợp gặp khó khăn.
- Dịch vụ hỗ trợ toàn diện của VietAviation tự tin giải quyết mọi thắc mắc của quý khách. Tư vấn chiến lược xuất nhập khẩu toàn diện để giúp khách hàng tối ưu chi phí lợi nhuận. Hỗ trợ đăng kí giấy phép, kiểm định chuyên ngành, chứng nhận xuất xứ C/O.
- Hỗ trợ thủ tục hải quan nhanh chóng giúp khách hàng tiết kiệm thời gian. VietAviation tự tin mạng lưới đối tác rộng rãi do đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực vận chuyển logistic toàn cầu.
Nếu quý khách có nhu cầu mong muốn được tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu. Liên hệ với VietAviation để nhận ngay ưu đãi sớm nhất!
Xem thêm các bài viết:
Thủ Tục Hải Quan Cho Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu
Hải Quan Vận Chuyển Hàng Hoá Trung Quốc Về Việt Nam
Chuyển Phát Nhanh Đi Trung Quốc
Bảng Giá Chuyển Phát Nhanh Gửi Hàng Đi Trung Quốc
Bảng Giá Cước Vận Chuyển Hàng Việt Trung