
Chính ngạch hay tiểu ngạch là những thuật ngữ rất quen thuộc trong vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng hiểu rõ 2 phương thức vận chuyển này có gì khác nhau, phù hợp với loại hàng nào. Cùng VietAviation tìm hiểu về chính ngạch, tiểu ngạch và các phương thức vận tải liên quan nhé!
I. Vì sao vận chuyển Việt Nam Trung Quốc ngày càng quan trọng trong năm 2025?
Tính tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn đang là đối tác thương mại lớn nhất của nước ta. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang là 1 thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khối ASEAN. Vận chuyển hàng hóa Việt Nam Trung Quốc rất đa dạng: linh kiện điện tử, nông sản, thủy sản, dệt may, máy móc…
Giao thương Việt – Trung đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu của Việt Nam. Ngoài việc mang lại giá trị kinh tế cao, giao thương Việt Trung còn thúc đẩy phát triển hạ tầng logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa. Bên cạnh đó, đây còn là động lực để Việt Nam hội nhập vào chuỗi giá trị của khu vực.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc, hình thức giao thương (chính ngạch – tiểu ngạch) và phương thức vận chuyển (đường bộ, biển, sắt, hàng không…) là hai yếu tố then chốt quyết định chi phí, thời gian và mức độ an toàn của lô hàng.
II. Các hình thức giao thương trong vận chuyển Việt Nam Trung Quốc
2.1 Giao thương chính ngạch trong vận chuyển Việt Nam Trung Quốc
Đây là hình thức dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ riêng cho các công ty hay doanh nghiệp lớn. Giao thương chính ngạch xảy ra giữa người mua và người bán ở 2 quốc gia khác nhau, không cần chung 1 đường biên giới. Cũng có thể nói đây là hình thức giao thương mang tính Quốc tế.
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ việt Nam sang Trung Quốc hoặc ngược lại thì đây là hình thức được nhiều công ty, doanh nghiệp lớn lựa chọn. Vì nó có thể vận chuyển được số lượng lớn hàng hóa, ít rủi ro và hàng hóa có thể vào được các hệ thống thương mại lớn.
2.2 Giao thương tiểu ngạch trong vận chuyển Việt Nam Trung Quốc
Giao thương tiểu ngạch là hình thức buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa 2 quốc gia có đường biên giới liền kề nhau. Ở Việt Nam hình thức giao thương này thường được các lái buôn nhỏ lẻ hoặc những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ lựa chọn. Vì đây là một hình thức vận chuyển nhanh chóng, không cần quá nhiều thủ tục rườm rà.
Với phương thức vận chuyển này, các cá nhân hay doanh nghiệp tham gia cũng đều có trách nhiệm đóng thuế. Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước đều có quyền kiểm tra chất lượng hàng hóa hoặc các thủ tục cần thiết trước khi hàng hóa được thông quan.
2.3 So sánh 2 hình thức giao thương chính ngạch và tiểu ngạch
Tiêu chí | Chính ngạch | Tiểu ngạch |
Cửa khẩu sử dụng | Cửa khẩu quốc tế | Cửa khẩu phụ, lối mở biên giới |
Chứng từ yêu cầu | Đầy đủ: Hợp đồng, Invoice, Packing List, C/O, tờ khai hải quan | Ít hoặc không cần đầy đủ chứng từ chính ngạch |
Quy trình pháp lý | Theo đúng quy định Nhà nước hai bên, khai báo hải quan rõ ràng | Đơn giản, ít thủ tục hơn nhưng không đảm bảo tính pháp lý cao |
Quy mô giao dịch | Lớn, ổn định, phù hợp doanh nghiệp | Nhỏ hoặc vừa, phù hợp thương lái, cá nhân kinh doanh |
Thanh toán | Qua ngân hàng, L/C, chuyển khoản quốc tế | Trực tiếp, tiền mặt, chuyển khoản nội địa hoặc qua trung gian |
Tính ổn định | Cao, ít rủi ro về chính sách | Dễ bị gián đoạn do siết biên, thay đổi chính sách biên giới |
Chi phí – thời gian | Thủ tục nhiều hơn, chi phí cao hơn, thời gian dài hơn | Nhanh hơn, chi phí thấp hơn nhưng tiềm ẩn rủi ro |
Rủi ro pháp lý | Gần như không có nếu làm đúng quy định | Dễ bị phạt, tịch thu hàng nếu vi phạm hoặc thay đổi chính sách |
Với hai hình thức vận chuyển này, người gửi có thể xem xét qua các ưu và nhược điểm của mỗi loại để có thể lựa chọn ra hình thức giao thương phù hợp. Sẽ tùy thuộc vào số lượng hàng hóa, loại hàng hóa và giá trị hàng hóa mà người gửi cần cân nhắc sao cho phù hợp.
Hiểu đúng – chọn đúng, sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, giảm thiểu rủi ro và vận hành hiệu quả trong vận chuyển Việt – Trung ngày càng cạnh tranh.
III. Các phương thức vận chuyển Việt Nam Trung Quốc

3.1 Đường bộ
Đây là hình thức đang được vận chuyển phổ biến nhất khi nhắc tới vận chuyển hàng hóa Việt – Trung. Đối với những hàng hóa thông thường, không cần thời gian vận chuyển quá gấp thì đây là phương thức vận chuyển tối ưu và tiết kiệm chi phí được rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ lựa chọn.
Một số cửa khẩu chính và phụ quan trọng cho việc vận chuyển hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc:
- Hữu Nghị – Bằng Tường (Lạng Sơn – Quảng Tây): tuyến chính ngạch lớn nhất
- Tân Thanh – Pò Chài (Lạng Sơn): thường dùng cho tiểu ngạch
- Móng Cái – Đông Hưng (Quảng Ninh): thuận tiện cho hàng đi Quảng Tây, Phúc Kiến
- Lào Cai – Hà Khẩu (Lào Cai – Vân Nam): kết nối tốt với Tây Nam Trung Quốc
- Chi Ma – Ái Điểm, Na Hình – Nà Pháo…: cửa khẩu phụ, chủ yếu cho thương lái nhỏ
3.2 Đường hàng không
Đây là phương thức vận chuyển phù hợp cho những loại hàng hóa cần đi nhanh, thời gian giao hàng ngắn; đặc biệt là các mặt hàng: thực phẩm, hàng cấp đông, những mặt hàng có thời gian và thời hạn bảo quản ngắn. Song song với thời gian vận chuyển nhanh là chi phí của phương thức vận chuyển này cũng sẽ cao hơn các phương thức vận chuyển còn lại.
Dưới đây là một số sân bay chính phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc.
- Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội): Trung tâm vận chuyển hàng hóa lớn nhất khu vực phía Bắc, kết nối thuận tiện với Quảng Châu, Nam Ninh, Thượng Hải…
- Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM): Đầu mối vận chuyển hàng hóa lớn nhất miền Nam. Phục vụ nhiều chuyến bay hàng hóa đi Trung Quốc như Quảng Châu, Hồng Kông.
- Sân bay quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng): Kết nối hàng hóa tới miền Nam Trung Quốc
- Sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng): phù hợp cho hàng xuất khẩu đi qua đường hàng không kết hợp đường biển.
- Sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh)
3.3 Đường biển
Hàng có số lượng lớn, không cần thời gian vận chuyển quá gấp và đặc biệt là hàng hóa cồng kềnh thì đây là một phương thức vận chuyển cực kì hợp lí. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí vận chuyển, nhưng đồng thời cũng cần cân nhắc thời gian giao hàng sao cho phù hợp.
Một số cảng lớn tại Việt Nam phục vụ cho nhu cầu vận chuyển Việt – Trung:
- Cảng Hải Phòng: cảng biển quốc tế lớn nhất miền Bắc. Chuyên xuất khẩu hàng container đi Trung Quốc qua cảng Quảng Châu, Thâm Quyến, Hạ Môn…
- Cảng Cái Lân (Quảng Ninh): gần cửa khẩu Móng Cái và biên giới Trung Quốc, thuận tiện cho kết hợp vận chuyển đường bộ – đường biển.
- Cảng Đà Nẵng: phục vụ khu vực miền Trung, có tuyến vận chuyển hàng hóa đến các cảng Trung Quốc miền Nam như Hạ Môn, Thâm Quyến.
- Cảng Cát Lái (TP.HCM): Cảng container lớn nhất Việt Nam. Đầu mối xuất khẩu hàng hóa từ miền Nam đi Trung Quốc và các nước châu Á.
- Cảng Hiệp Phước, SP-ITC, Tân Cảng – Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu): Cụm cảng nước sâu hiện đại, có khả năng tiếp nhận tàu lớn. Vận chuyển trực tiếp đến Trung Quốc mà không cần trung chuyển qua nước thứ ba.
3.4 Đường sắt
Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt mặc dù chưa quá phổ biến nhưng phương thức này hiện tại đang được khai thác rất mạnh mẽ. Một số tuyến đường sắt phổ biến vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc.
- Tuyến Hà Nội – Nam Ninh – Trịnh Châu / Trùng Khánh / Bắc Kinh:
Tuyến phổ biến nhất, xuất phát từ ga Yên Viên hoặc ga Sóng Thần (Bình Dương – qua trung chuyển). Nối đến Nam Ninh rồi đi sâu vào các thành phố lớn Trung Quốc.
- Tuyến Lào Cai – Côn Minh (đang được nghiên cứu và đề xuất kết nối lại):
Tuyến này có tiềm năng lớn vì gần các vùng sản xuất nông sản ở Tây Bắc. Kết nối đến tỉnh Vân Nam – một trung tâm nhập khẩu hàng nông sản của Trung Quốc. Tuy nhiên hiện chưa hoạt động thường xuyên.
- Tuyến Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Bằng Tường – Nam Ninh:
Tuyến liên vận đi qua cửa khẩu Đồng Đăng – Bằng Tường. Đây là tuyến chính thức liên kết giữa đường sắt Việt Nam và Trung Quốc, thường dùng để xuất khẩu hàng hóa từ miền Bắc.
- Tuyến Sóng Thần (Bình Dương) – Trung Quốc (trung chuyển qua miền Bắc):
Hàng hóa từ miền Nam được gom tại ga Sóng Thần. Vận chuyển bằng container đường sắt ra Bắc (Yên Viên hoặc Đồng Đăng), sau đó làm thủ tục và xuất đi Trung Quốc qua tuyến Nam Ninh.
IV. Vận chuyển đa phương thức cùng VietAviation
Sẽ tùy vào loại hàng hóa, ngân sách mà khách hàng sẽ lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp. Việc hiểu rõ về chính ngạch, tiểu ngạch và các phương thức vận chuyển giúp khách hàng tối ưu được thời gian và chi phí vận chuyển. Ngoài ra còn giúp giảm thiểu tối đa rủi ro pháp lý, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng thời gian – đúng địa điểm. Khách hàng cũng có thể tìm đến các đơn vị vận chuyển uy tín để được tư vấn thêm.
Sau đây cùng tìm hiểu quy trình gửi hàng và vận chuyển hàng hóa sang Trung Quốc của VietAviation nhé!
Bước 1: Liên hệ tư vấn
Hãy liên hệ với VietAviation thông qua website: https://vietaircargo.asia/ hoặc hotline: 0842.001.900. Nhân viên sẽ tư vấn cụ thể cho khách hàng về phương thức vận chuyển, cách thức vận chuyển phù hợp với nhu cầu và loại hàng hóa mà họ muốn gửi.
Bước 2: Nhận hàng và xử lí thủ tục
Hàng hóa sẽ được gửi về văn phòng của công ty hoặc nhân viên VietAviation đến tận nhà lấy hàng. Sau đó, hàng hóa sẽ được kiểm tra lại kèm với các giấy tờ thông tin đi kèm.
Bước 3: Đóng gói hàng hoá
Đảm bảo hàng hoá của khách hàng được đóng gói chỉnh chu, tuân thủ các quy định về đóng gói của quốc gia nhận hàng, để tránh bị phát sinh thêm những chi phí khác ngoài mong muốn.
Bước 4: Cập nhật tình hình đơn hàng
Đội ngũ nhân viên của VietAviation sẽ luôn cập nhật tình hình đơn hàng cho khách hàng, mọi thông tin sẽ được công khai và minh bạch, đảm bảo được chất lượng và giá trị hàng hoá còn nguyên vẹn trong suốt quá trình vận chuyển. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh, kịp thời phát hiện và đưa ra phương pháp tối ưu.
Bước 5: Giao hàng đến nơi
Đảm bảo chất lượng kiện hàng lấy đúng nơi giao đúng chỗ.
<<MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN>>
BẢNG CƯỚC CHUYỂN PHÁT NHANH ĐI TRUNG QUỐC
CÁC LẠI HÀNG HÓA CẤM VẬN CHUYỂN ĐI TRUNG QUỐC
GỬI HÀNG CƠ KHÍ ĐI TRUNG QUỐC GIÁ RẺ