
Bạn đang tìm kiếm giải pháp vận chuyển hàng xuất khẩu đi nước ngoài một cách an toàn, hiệu quả? Bạn lo lắng về việc hàng hóa bị hư hỏng hoặc thất lạc trong quá trình vận chuyển? Bạn chưa nắm rõ về quy cách đóng gói và các quy định? Quy cách đóng gói hàng hóa đúng tiêu chuẩn là yếu tố then chốt để đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn. Vậy hãy cùng Vietaviation tìm hiểu thêm về quy cách đóng gói hàng hóa. Và lựa chọn quy cách phù hợp nhất cho sản phẩm của bạn thông qua bài viết dưới đây.
I. Quy cách đóng gói là gì?
Quy cách đóng gói hàng hóa (Packaging) là tập hợp yêu cầu và tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa. Sau khi đã tìm hiểu rõ về đặc tính của từng loại sản phẩm và những tác động bên ngoài. Thứ mà có thể gây ảnh hưởng đến hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Cũng có thể hiểu nó đơn giản là việc bao gói hàng theo đúng chủng loại, đặc tính và kích cỡ. Quy cách đóng gói hàng hóa thường được đưa ra bởi các tổ chức, cơ quan chuyên môn. Hoặc quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động vận chuyển, thương mại, sản xuất và bảo quản.
Quy cách đóng gói có thể bao gồm các tác động như giằng, đệm, đánh dấu, niêm phong, đóng đai…. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc bảo quản và vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận. Đồng thời làm quy chiếu trách nhiệm những bên liên quan khi có sự cố xảy ra trong vận chuyển.
II. Mục đích của quy cách đóng gói hàng hóa

Quy cách đóng gói hàng hóa đóng vai trò then chốt trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt là đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
1. Bảo quản và bảo vệ hàng hóa
Mục đích chính của quy cách đóng gói là bảo quản và bảo vệ hàng hóa. Tránh khỏi những tác động tiêu cực trong suốt quá trình vận chuyển. Bởi lẽ, hàng hóa phải trải qua nhiều khâu xử lý và di chuyển trên các phương tiện khác nhau. Từ đó dễ bị hư hỏng do va đập, trầy xước, hoặc tác động của môi trường. Hơn nữa, đối với loại hàng hóa đặc biệt như nông sản, thực phẩm tươi sống, máy móc, linh kiện,…. Việc đóng gói đúng quy cách còn giúp hạn chế tối đa sự biến đổi chất lượng. Do các tác động hóa học hoặc các yếu tố kỹ thuật gây ra. Nhờ đó đảm bảo giữ được chất lượng tốt nhất trước khi hàng hóa đến tay của khách hàng.
2. Thuận tiện cho việc vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa
Quy cách đóng gói phù hợp một phần nào đó giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển, bốc dỡ. Khi hàng hóa được đóng gói gọn gàng, chắc chắn. Thì việc di chuyển và bốc dỡ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Từ đó giảm thiểu rủi ro hư hỏng và tiết kiệm thời gian.
3. Tránh thất lạc hàng hóa và thông quan dễ dàng hơn
Việc đảm bảo quy cách đóng gói giúp cho hàng hóa tránh bị thất lạc. Đặc biệt là đối với hàng có kích thước nhỏ như gửi chuyển phát nhanh, gửi hàng lẻ đường biển.
Nhiều quốc gia và hãng vận chuyển có các quy định riêng về đóng gói hàng hóa. Việc tuân thủ quy định giúp tránh các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển. Nhờ vậy việc thông quan hàng hóa sẽ dễ dàng hơn, hạn chế các trường hợp bất trắc xảy ra.
4. Tiết kiệm chi phí
Tùy thuộc vào loại hàng hóa mà lựa chọn quy cách đóng gói hợp lý. Đóng gói đúng cách sẽ giúp tối ưu hóa không gian, giảm thiểu chi phí vận chuyển.
III. Các loại vật liệu đóng gói phổ biến trong quy cách đóng gói

1. Thùng carton
Thùng carton chắc chắn là vật liệu đóng gói phổ biến và quen thuộc nhất. Với cấu trúc nhiều lớp giấy ép chặt, thùng carton sở hữu độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, bảo vệ hàng hóa khỏi va đập, chèn ép
Thùng carton, với cấu trúc nhiều lớp giấy ép chặt, là vật liệu đóng gói phổ biến, quen thuộc nhất. Là lựa chọn hàng đầu nhờ độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Giúp bảo vệ hàng hóa khỏi những tác động mạnh như va đập, chèn ép trong quá trình vận chuyển.
Hơn nữa, thùng carton sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Bao gồm sự đa dạng về kích thước, phù hợp với nhiều loại hàng hóa khác nhau. Đồng thời dễ dàng in ấn logo và thông tin thương hiệu, giúp tăng tính nhận diện cho sản phẩm. Đặc biệt, nó có thể tái chế và có giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Trong ngành logistics và vận chuyển, thùng carton là giải pháp hoàn hảo để đóng gói hàng hóa. Nó giúp tiết kiệm chi phí so với một số loại vật liệu khác như gỗ,…. Và thùng carton có thể dễ dàng xếp chồng lên nhau. Điều này giúp tăng hiệu quả vận chuyển, tối ưu hóa không gian chứa hàng trên phương tiện vận chuyển. Thùng carton được tùy chỉnh theo nhu nhờ vậy tạo sự linh hoạt trong việc đóng gói và vận chuyển.
2. Màng xốp hơi, xốp PE foam
Màng xốp hơi ( còn gọi là xốp bóp nổ) với cấu trúc chứa các túi khí nhỏ. Tạo thành lớp đệm êm ái, bảo vệ hàng hóa khỏi va đập, rung lắc trong quá trình vận chuyển. Do đó, vật kiệu này phù hợp để đóng gói hàng dễ vỡ như đồ điện tử, thủy tinh, gốm.
Xốp PE foam là vật liệu dạng xốp mềm, dẻo, có khả năng chống thấm nước, chống ẩm mốc. Chúng thường được sử dụng để bọc lót hàng hóa, chống trầy xước.
Cả hai loại xốp này thường được lót, chèn hàng hóa trong thùng carton. Một phần giúp giảm sốc, chống va đập trong quá trình vận chuyển
3. Thùng xốp
Đối với hàng hóa yêu cầu bảo quản nhiệt độ, thùng xốp (EPS) là lựa chọn hàng đầu. Bởi vì chúng được làm từ nhựa EPS, thùng xốp có khả năng cách nhiệt tốt. Do đó thường được dùng để đóng gói hàng hóa đông lạnh và thực phẩm tươi sống. Giúp giữ nhiệt độ ổn định trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, thùng xốp có nhược điểm là dễ vỡ và khó tái chế.
4. Pallet gỗ, thùng gỗ
Pallet gỗ và thùng gỗ là giải pháp cho hàng hóa kích thước lớn và nặng. Với độ chắc chắn và khả năng chịu lực cao, chúng phù hợp để đóng gói máy móc, thiết bị. Mặc dù có ưu điểm về độ bền và khả năng xếp chồng. Nhưng loại này có chi phí cao hơn so với thùng carton và thùng xốp, đồng thời khó tái chế.
IV. Quy định chung về quy cách đóng gói hàng hóa

Đóng gói dù là loại hàng hóa nào cũng đều phải tuân theo một tiêu chuẩn đóng gói chung. Cụ thể như:
Hàng hóa phải được đóng gói cẩn thận, có chèn thêm giấy báo, hạt xốp hoặc giấy bọt khí. Đây là điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro hư hỏng. Đồng thời bảo vệ hàng hóa khỏi những tác động lực và môi trường.
Niêm phong bằng băng keo đảm bảo hàng hóa không bị rơi rớt, thất lạc trong quá trình vận chuyển. Điều này giúp tránh những rắc rối và chi phí phát sinh do mất mát hàng hóa.
Tùy vào từng loại hàng hóa, cần áp dụng các tiêu chuẩn và yêu cầu đóng gói riêng biệt. Như với hàng dễ bị bẩn, ướt, chất lỏng hoặc hàng dễ vỡ cần được đóng gói kỹ càng. Và dán cảnh báo đặc biệt ở ngoài thùng hàng. Điều này không chỉ giúp tránh hư hỏng hàng hóa mà còn giảm thiểu nguy cơ tai nạn.
Đối với hàng hình dạng đặc biệt, việc bảo vệ các cạnh sắc nhọn, lồi ra là rất quan trọng. Bởi vì, các cạnh này có thể gây nguy hiểm cho người xử lý, làm hư hỏng hàng hóa khác. Vì vậy, cần bao gói cẩn thận và dán băng keo để đảm bảo an toàn.
V. Các loại hàng hóa và quy cách đóng gói phù hợp
1. Hàng hóa bình thường
Những sản phẩm phổ biến, bình thường có thể là quần áo, giày dép, túi xách,…Các mặt hàng này ít bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Nên quy cách đóng gói hàng hóa cho loại sản phẩm này cũng khá đơn giản. Thông thường, bạn chỉ cần lựa chọn thùng carton có kích cỡ phù hợp, và dán kín lại là được. Nếu không đóng gói bằng thùng, bạn có thể sử dụng túi bọt khí bọc bên ngoài. Sau đó dùng túi đóng hàng chuyên dụng của đơn vị giao hàng chất lượng để đóng gói hàng hóa. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan đây là mặt hàng khó hư hỏng mà đóng gói qua loa.
2. Linh kiện điện tử
Đối với những thiết bị điện tử hiện đại như máy tính xách tay, điện thoại di động, máy ảnh, …Và các loại linh kiện điện tử khác rất dễ bị hư hỏng. Khi gặp môi trường có độ ẩm cao, môi trường vận chuyển bấp bênh rất dễ hư hại.
Cần chọn loại vật liệu đóng gói phù hợp như giấy bọt khí, mút xốp,… để bọc quanh sản phẩm. Sau đó, sử dụng băng keo chắc chắn bọc quanh sản phẩm, cố định chặt. Đảm bảo rằng sản phẩm không bị lỏng trong quá trình vận chuyển. Cuối cùng đóng gói trong thùng carton 3 hoặc 5 lớp có kích thước phù hợp với hàng hóa.
3. Mỹ phẩm
Những sản phẩm này đều có chứa chất lỏng nên rất dễ bị tràn ra ngoài. Do đó, trước khi đóng vào thùng, trên nắp của sản phẩm nên được niêm phong lại bằng băng dính. Bên ngoài sản phẩm được bọc kín, chèn vật liệu chống va đập và chống thấm nước. Đựng vào thùng carton chuyên dụng và lấp đầy khoảng không trong hộp để tránh sản phẩm di chuyển.
4. Hàng chứa chất lỏng
Tương tự như quy cách đóng gói hàng hóa mỹ phẩm. Hàng chứa chất lỏng cũng phải được bọc kỹ để tránh chất lỏng chảy ra ngoài. Nên sử dụng thùng carton chắc chắn, đảm bảo khả năng chống xóc nảy hiệu quả trong suốt hành trình. Đóng gói cẩn thận từng lọ chai và lót lớp mùn cưa giữa các khoảng trống, ngăn chặn rò rỉ.
5. Hàng dễ vỡ

Thủy tinh, gốm sứ đều là mặt hàng dễ vỡ nên cần cẩn thận tuyệt đối trong việc đóng gói. Trước tiên cần sử dụng túi bóng khí bọc kín mọi góc cạnh của sản phẩm từ 3 – 5 lớp. Và đóng gói trong thùng carton 5 lớp. Đặt vào hộp carton rộng rãi có lót mút xốp, đóng chắc chắn. Đóng gói kép thùng gỗ/kiện vận chuyển bảo vệ kỹ càng. Cuối cùng là dán cảnh báo hàng dễ vỡ bên ngoài để lưu ý với nhà vận chuyển.
6. Thực phẩm
Đối với các mặt hàng thực phẩm, thường yêu cầu đảm bảo các yếu tố kín, chống va đập, chống ẩm và ngăn được mùi. Điều này không chỉ ngăn nguy cơ bể vỡ, va đập. Mà còn đảm bảo chất lượng thực phẩm nguyên vẹn, không thu hút côn trùng trong khi vận chuyển. Ngoài ra, quy cách đóng gói thực phẩm đúng còn phải có các lưu ý về điều kiện bảo quản. Và hạn sử dụng bên ngoài để thực phẩm không bị hư hỏng, quá hạn khi đến tay người nhận.
VI. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy cách đóng gói
Để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và hiệu quả. Việc xác định quy cách đóng gói phù hợp là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, quy cách đóng gói không phải là một quy trình cố định. Mà nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, như:
Loại hàng hóa là yếu tố quyết định đến quy cách đóng gói. Mỗi loại hàng hóa có đặc tính riêng, do đó đòi hỏi quy cách đóng gói khác nhau.
Phương thức vận chuyển cũng ảnh hưởng lớn đến quy cách đóng gói. Bởi vì, hàng vận chuyển bằng đường biển, hàng không hay đường bộ sẽ chịu những tác động khác nhau.
Khoảng cách vận chuyển cũng là một yếu tố cần xem xét. Bởi lẽ, hàng hóa vận chuyển xa hơn cần được đóng gói cẩn thận hơn. Để chúng chịu được thời gian vận chuyển dài và nhiều lần bốc dỡ. Do đó, cần vật liệu đóng gói chắc chắn, đảm bảo hàng không bị hư hỏng trong suốt hành trình.
Mỗi quốc gia có thể có các quy định riêng về đóng gói hàng hóa. Đặc biệt là đối với hàng hóa thực phẩm, dược phẩm và hóa chất. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ điều này giúp tránh các vấn đề phát sinh trong quá trình thông quan.
VII. Quy trình đóng gói hàng hóa của Vietaviation – Vận Tải Hậu Cần Hàng Không Việt

VietAviation – Vận Tải Hậu Cần Hàng Không Việt, với kinh nghiệm và chuyên môn nhiều năm trong lĩnh vực vận tải. VietAviation xây dựng một quy trình đóng gói chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hàng hóa.
1. Chuẩn bị hàng hóa và vật liệu đóng gói
VietAviation sẽ cùng bạn kiểm tra kỹ lưỡng hàng hóa, đảm bảo hàng hóa trước khi đóng gói. Sau đó, chúng tôi sẽ phân loại hàng hóa theo kích thước, trọng lượng và đặc tính. Từ đó, tư vấn cho khách hàng lựa chọn vật liệu đóng gói phù hợp với từng loại hàng hóa.
2. Đóng gói hàng hóa theo quy cách đóng gói phù hợp
Sau khi chốt với khách hàng về quy cách đóng gói phù hợp nhất. Bạn có thể gửi hàng hóa đến chi nhánh gần nhất của Vietaviation ở Đà Nẵng hoặc Hồ Chí Minh. Chúng tôi sẽ tiến hành đóng gói theo cách đóng gói đã chốt trước đó. Đối với thùng carton, Vietaviation sẽ hỗ trợ đóng gói. Còn đối với các vật liệu khác, chúng tôi có dịch vụ hỗ trợ nếu khách hàng có nhu cầu.
3. Dán nhãn và ghi chú thông tin hàng hóa
VietAviation tuân thủ các quy định về nhãn mác và ghi chú thông tin hàng hóa. Đảm bảo tính chính xác của thông tin để tránh nhầm lẫn trong quá trình vận chuyển.
4. Kiểm tra và hoàn thiện đóng gói
VietAviation kiểm tra kỹ lưỡng quá trình đóng gói, đảm bảo hàng hóa được đóng gói đúng quy cách và an toàn. Hoàn thiện các bước đóng gói cuối cùng, đảm bảo hàng hóa sẵn sàng cho quá trình vận chuyển.
VIII. Kết luận
Với nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn, VietAviation cam kết đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hàng hóa của khách hàng trong suốt quá trình vận chuyển. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ vận chuyển, đóng gói của VietAviation. Liên hệ ngay để được chúng tôi tư vấn chi tiết!