
Trung Quốc là đối tác thương mại quốc tế lớn của Việt Nam. Việt Nam nhập khẩu rất nhiều hàng hóa của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ lớn hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam. Xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc luôn là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Trong bài viết này, VietAviation sẽ cung cấp thông tin cơ bản về xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc. Từ đó, phần nào giúp bạn nắm được các mặt hàng nào đang là chủ lực xuất nhập khẩu, quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa như thế nào và đâu là phương tiện phù hợp để vận chuyển hàng hóa. VietAviation là đơn vị vận chuyển đồng hành cùng bạn trên chặng đường xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc.
I. Tổng quan về xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc

1. Tình hình thương mại Việt Nam – Trung Quốc hiện nay
Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc hiện nay đang trên đà phát triển tốt. Trong quý I/2025, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt 51,25 tỷ USD. Nó tăng 17,46% so với cùng kỳ năm trước. So thấy mối quan hệ ngoại thương giữa 2 nước đang rất tốt.
Trong đó, được biết hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 13,17 tỷ USD, tăng 1,2%. Hàng Trung Quốc nhập vào Việt Nam đạt 38,08 tỷ USD, tăng 24,7%. Cho thấy hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc có sự chênh lệch nhau nhưng mức độ không nhiều. Cả 2 đều có xu hướng tăng theo từng năm.
2. Vai trò của Trung Quốc trong ngoại thương Việt Nam
Trung Quốc là thị trường quan trọng đối với Việt Nam cả về việc xuất hàng và nhập hàng. Vai trò của thị trường Trung Quốc đóng gói rất lớn cho sự phát triển của thương mại Việt Nam. Trung Quốc là đốc tác thương mại lớn nhất của nước ta.
Thực hiện đồng thời xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc. Do đó nước ta nhập về nhiều hàng hóa của Trung Quốc và cũng xuất nhiều hàng hóa sang Trung. Trung Quốc là nguồn cung cấp lớn nhất về nguyên liệu sản xuất máy móc, thiết bị công nghiệp, linh kiện điện tử và hàng tiêu dùng cho nước ta. Không chỉ nhập hàng Trung Quốc, Việt Nam còn xuất khẩu hàng loạt các mặt hàng khác nhau sang Trung. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc được diễn ra đồng thời giúp thương mại Việt Nam được phát triển theo.
II. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực từ Việt Nam sang Trung Quốc

Trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD. Con số này có phần giảm nhẹ so với năm 2023. Tuy nhiên đó vẫn là một con số ấn tượng. Theo thống kê được biết, có 12 nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó bao gồm nhóm ngành hàng công nghiệp chế biến và hàng nông sản thủy sản.
1. Nhóm hàng công nghiệp và chế biến có các sản phẩm
- Điện thoại các loại và linh kiện: Đạt 15,44 tỷ USD, chiếm 15,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc.
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Đạt 12,64 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện: Đạt 3,6 tỷ USD.
- Real Logistics
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Đạt 3,32 tỷ USD.
- Xơ, sợi dệt các loại: Đạt 2,14 tỷ USD.
- Giày dép các loại: Đạt 1,91 tỷ USD.
- Dệt may: Đạt 1,33 tỷ USD.
2. Nhóm hàng nông sản và thủy sản
- Rau quả: Đạt 4,63 tỷ USD, tăng 27,3% so với năm trước.
- Thủy sản: Đạt 1,73 tỷ USD.
- Cao su: Đạt 2,44 tỷ USD, chiếm khoảng 71% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Đạt hơn 2 tỷ USD.
- Sắn và sản phẩm từ sắn: Đạt 1,06 tỷ USD.
III. Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam
Trong năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam đạt 144 tỷ USD. Nó tăng 30,1% so với năm trước. Trong đó có các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD bao gồm các nhóm hàng công nghiệp và nguyên liệu sản xuất như là:
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Đạt 34,59 tỷ USD, tăng 47,7% so với năm trước.
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: Đạt 28,96 tỷ USD, tăng 28,7% so với năm trước.
- Điện thoại các loại và linh kiện: Đạt 9,98 tỷ USD.
- Sắt thép các loại: Đạt 9,05 tỷ USD.
- Sản phẩm chất dẻo: Đạt 7,5 tỷ USD.
- Sản phẩm từ sắt thép: Đạt 5,1 tỷ USD.
- Nguyên phụ liệu dệt may, da giày: Đạt 4,54 tỷ USD.
- Hóa chất: Đạt 3,85 tỷ USD.
- Chất dẻo nguyên liệu: Đạt 3,42 tỷ USD, tăng 44,9% so với năm trước.
- Sản phẩm từ chất dẻo: Đạt 3,2 tỷ USD.
- Kim loại thường: Đạt hơn 3 tỷ USD.
- Phương tiện vận tải và phụ tùng: Tăng 50,9% so với năm trước.
- Ô tô nguyên chiếc các loại: Tăng 130% so với năm trước.
IV. Quy trình và thủ tục xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc

1. Các hình thức giao thương chính giữa Việt Nam – Trung Quốc
Hiện nay xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc được chia ra làm 2 hình thức là chính ngạch và tiêu ngạch.
Đối với xuất khẩu chính ngạch hàng hóa sẽ được qua cửa khẩu quốc tế tại Hữu Nghị, Kim Thành và Móng Cái. Loại hình xuất khẩu này cần phải có hợp đồng ngoại thương, thanh toán quốc tế và hóa đơn đầy đủ. Đây là hình thức vận chuyển yêu cầu nghiêm ngặt các loại giấy tờ. Do đó khi xuất khẩu chính ngạch cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng các loại giấy tờ. Ưu điểm của hình thức vận chuyển này là dễ truy xuất, ổn định và được bảo hộ pháp lý. Còn nhược điểm là nó yêu cầu thủ tục chặt chẽ với chi phí cao hơn nhiều.
Đối với xuất khẩu tiểu ngạch, các lô hàng sẽ giao trực tiếp qua biên giới. Thường là các mặt hàng nông sản và các hàng hóa nhỏ lẻ. Loại vận chuyển này không cần các hợp đồng rườm rà mà thường thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên việc vận chuyển tiểu ngạch sẽ có nhiều rủi ro nguy cơ ùn ứ hàng hóa và hàng bị trả về cao. Từ năm 2023, xu hướng xuất khẩu tiểu ngạch đã giảm mạnh do phía Trung Quốc siết chặt quản lý hàng hóa.
2. Quy trình xuất khẩu hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc
Quy trình xuất khẩu hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc gồm các bước như sau:
Bước 1: Ký hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
- Ghi rõ thông tin bên mua – bên bán, loại hàng hóa, số lượng, đơn giá, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, thời gian giao
Bước 2: Chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing List)
- Tờ khai hải quan xuất khẩu
- Giấy chứng nhận kiểm dịch (nông sản, thủy sản)
- Giấy chứng nhận chất lượng (nếu hàng bắt buộc)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O form E hoặc C/O ASEAN – Trung Quốc)
Bước 3: Khai báo hải quan và làm thủ tục tại cửa khẩu
- Sử dụng phần mềm ECUS5-VNACCS, khai báo điện tử
- Nộp bộ chứng từ cho hải quan
- Kiểm tra hàng hóa thực tế (nếu bị phân luồng đỏ)
Bước 4: Vận chuyển và giao hàng
- Vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường biển
- Giao hàng tại kho bên mua hoặc tại cửa khẩu tùy theo điều kiện Incoterm
3. Quy trình nhập khẩu hàng từ Trung Quốc vào Việt Nam
Quy trình nhập khẩu hàng từ Trung Quốc vào Việt Nam gồm có các bước như sau:
Bước 1: Ký hợp đồng ngoại thương
- Có thể do doanh nghiệp Việt Nam tự ký với nhà cung cấp Trung Quốc hoặc qua trung gian logistics
Bước 2: Nhận bộ chứng từ từ phía Trung Quốc
- Hóa đơn thương mại
- Packing list
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O Form E)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Chứng nhận kiểm dịch/thành phần (nếu là thực phẩm, mỹ phẩm, hóa chất)
Bước 3: Khai báo hải quan tại Việt Nam
- Thực hiện trên phần mềm khai báo điện tử VNACCS
- Nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT (nếu có)
- Làm thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng (nếu thuộc danh mục)
Bước 4: Nhận hàng – kiểm hóa – thông quan
- Nếu luồng đỏ: kiểm hóa 100%
- Luồng vàng: kiểm tra chứng từ
- Luồng xanh: thông quan tự động
- Sau thông quan, doanh nghiệp nhận hàng về kho hoặc đưa vào sản xuất
V. Phương thức vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc

1. Vận chuyển đường bộ qua cửa khẩu biên giới
Đầu tiên là phương thức vận chuyển đường bộ qua cửa khẩu biên giới. Xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc sẽ được vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu giữa 2 quốc gia. Phía Bắc Việt Nam là trung tâm giao thương đường bộ lớn nhất với Trung Quốc. Nơi này có rất nhiều cửa khẩu lớn như là cửa khẩu Hữu Nghị – Lạng Sơn, cửa khẩu Kim Thành – Lào Cai, cửa khẩu Móng Cái,…. Mỗi cửa khẩu sẽ đảm nhận một số loại mặt hàng chính. Do đó tùy vào hàng hóa của bạn là sản phẩm gì để lựa chọn cửa khẩu cho phù hợp.
Ưu điểm của hình thức vận chuyển đường bộ là chi phí vận chuyển thấp hơn so với hàng không. Do Việt Nam giáp liền với Trung Quốc nên có rất nhiều cửa khẩu thuận tiện cho việc di chuyển. Phương thức này rất linh hoạt cho các đơn hàng nhỏ, hàng dễ hư hỏng. Tuy nhiên mặt hạn chế của nó là thường xuất hiện ùn tắc tại cửa khẩu do kiểm dịch và thông quan chậm. Bên cạnh đó, vận chuyển đường bộ xuất tiểu ngạch thường không ổn định và rất dễ bị trả hàng.
Xem thêm Dịch vụ vận chuyển container đi Trung Quốc bằng đường bộ
2. Vận chuyển đường biển
Vận chuyển đường biển là phương thức được lựa chọn nhiều khi xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc. Lí do có thể kể đến là do vận chuyển đường biển phù hợp khi vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn. Với khoang chứa hàng rộng, nó vận chuyển được nhiều hàng hóa nên chi phí vận chuyển rẻ hơn các phương tiện khác.
Tuy nhiên vận chuyển đường biển còn có nhiều hạn chế như là thời gian vận chuyển lâu hơn rất nhiều. Vì thời gian vận chuyển phải dựa vào lịch tàu và lịch cảng do đó không linh hoạt như đường bộ.
Khi xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc bằng đường tàu biển có thể chuyển hàng qua các cảng chính là cảng Cát Lái (TPHCM) đến cảng Thâm Quyến, Hạ Môn, Quảng Châu. Hoặc là cảng Hải Phòng để đến cảng Thượng Hải, Ninh Ba, Thiên Tân. Bên cạnh đó cũng có một số cảng phụ như Đà Nẵng, Cái Mép và Vũng Tàu. Xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc có thể sử dụng hình thức FCL (nguyên container) hoặc LCL (ghép container) để vận chuyển đường biển. Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức phù hợp.
Xem thêm Vận tải đường biển có phải sự lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp?
3. Vận chuyển đường hàng không
Phương thức vận chuyển được nhiều người sử dụng để vận chuyển hàng nhanh là vận chuyển bằng đường hàng không. Vận chuyển bằng đường hàng không phù hợp với xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc với số lượng nhỏ phục vụ cho việc gửi hàng nhanh. Ưu điểm lớn nhất của phương thức này là giao hàng rất nhanh chỉ từ 3-5 ngày. Tuy nhiên giá cước của hình thức vận chuyển này cũng cao nhất so với các phương thức khác. Nó phù hợp để vận chuyển các mặt hàng giá trị cao cần gửi hàng nhanh. Việc xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc bằng máy bay giúp việc giao thương hàng hóa diễn ra nhanh chóng hơn.
Xem thêm Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đi Trung Quốc
VI. Dịch vụ xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc của VietAviation
1. Giới thiệu về VietAviation

VietAviation là đơn vị vận chuyển uy tín hiện nay. Chúng tôi vận chuyển quốc tế qua hơn 200 quốc gia. Trong đó tuyến xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc là tuyến vận chuyển được VietAviation đẩy mạnh nhất. Chúng tôi đã vận chuyển thành công vô số đơn hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại.
Với kinh nghiệm vận chuyển nhiều năm, VietAviation nắm rõ thủ tục thông quan và quy trình xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc. Do đó, khi sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu tại VietAviation chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn xử lý các loại giấy tờ này. Bạn chỉ cần gửi hàng hóa bạn muốn vận chuyển cho chúng tôi, các việc còn lại VietAviation sẽ lo từ bước đóng gói tới bước thủ tục thông quan. Hàng hóa của bạn sẽ được vận chuyển nhanh chóng và đến nơi an toàn chỉ sau vài ngày.
Còn khi đối với nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam. Chúng tôi sẽ kiểm tra hàng hóa tại Trung Quốc trước khi vận chuyển hàng về Việt Nam. Đảm bảo hàng hóa về đúng chất lượng và thời gian. Nếu hàng hóa có vấn đề hoặc chất lượng không đảm bảo như đã hứa của nhà cung cấp. VietAviation sẽ hỗ trợ giải quyết giúp bạn đổi trả hàng hóa.
Được đồng hành cùng bạn trong quá trình xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc là niềm vinh hạnh của chúng tôi.
Xem thêm Dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu chuyên nghiệp
2. Bảng giá cước xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc bằng đường biển
Bảng giá cước xuất khẩu hàng Việt Nam sang cảng của Trung Quốc
CẢNG ĐI | CẢNG ĐẾN | CONT 20 | CONT 40 | SHIPPING TIME |
HO CHI MINH | XINGANG,TIANJIN | 850 | 900 | 10-11 NGÀY |
HO CHI MINH | DALIAN | 700 | 900 | 10-11 NGÀY |
HO CHI MINH | XIAMEN | 500 | 900 | 3-4 NGÀY |
HO CHI MINH | SHANGHAI | 500 | 900 | 5-6 NGÀY |
HO CHI MINH | NINGBO | 400 | 650 | 5-6 NGÀY |
HO CHI MINH | QINGDAO | 550 | 1000 | 7-8 NGÀY |
HO CHI MINH | SHEKOU,SHENZHEN | 400 | 550 | 2-3 NGÀY |
HO CHI MINH | YANTIAN,SHENZHEN | 450 | 520 | 2-3 NGÀY |
HO CHI MINH | NANSHA,GUANGZHOU | 400 | 550 | 4-5 NGÀY |
Bảng giá cước nhập khẩu hàng Trung Quốc về cảng Việt Nam
CẢNG ĐI | CẢNG ĐẾN | CONT 20 | CONT 40 | SHIPPING TIME |
SHANGHAI | HỒ CHÍ MINH | 300 | 500 | 7-8 NGÀY |
SHANGHAI | HAIPHONG | 400 | 650 | 5-6 NGÀY |
BUSAN, INCHON | HỒ CHÍ MINH | 180 | 300 | 5-7 NGÀY |
BUSAN, INCHON | HAIPHONG | 500 | 900 | 6-7 NGÀY |
SHEKOU,SHENZHEN | HỒ CHÍ MINH | 250 | 450 | 5-6 NGÀY |
NINGBO | HỒ CHÍ MINH | 300 | 550 | 5-6 NGÀY |
QINGDAO | HỒ CHÍ MINH | 400 | 600 | 5-6 NGÀY |
JIANGMEN | HỒ CHÍ MINH | 200 | 350 | 5-6 NGÀY |
ZHUHAI | HỒ CHÍ MINH | 200 | 350 | 5-6 NGÀY |
Xem thêm Bảng giá cước đường biển xuất nhập khẩu

Xem thêm các bài viết khác
Chuyển Phát Nhanh Đi Trung Quốc
Bảng Giá Chuyển Phát Nhanh Gửi Hàng Đi Trung Quốc
Bảng Giá Cước Vận Chuyển Hàng Việt Trung
Bảng Giá Chuyển Phát Nhanh Quốc Tế