Giấy CO CQ là gì? Giấy CO có được miễn thuế không? 

Giấy CO

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giấy CO và giấy CQ là hai loại chứng từ quan trọng, giúp doanh nghiệp xác minh nguồn gốc và chất lượng hàng hoá. Do đó, khách hàng doanh nghiệp cần hiểu rõ về CO và CQ để giúp việc kinh doanh của mình tuân thủ các quy định pháp lý. Việc này giúp quá trình vận chuyển hàng hoá thông quan dễ hơn, giảm thuế và tăng độ tin cậy với đối tác. Trong bài viết này, VietAviation sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng về giấy CQ CQ là gì? 

I. Giấy CO CQ là gì?

1. Giấy CO là gì?

Mẫu giấy CO
Mẫu giấy CO

Giấy CO là  tắt của Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Là loại văn bản được cơ quan có thẩm quyền nhà nước xuất khẩu cấp. Giấy này sẽ chứng minh rằng hàng hóa trong lô hàng được sản xuất, chế tạo hoặc chế biến tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cụ thể.

Mục đích sử dụng chính của giấy CO là chứng minh xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại (FTA). Giúp xác minh tình hợp pháp và minh bạch của nguồn gốc sản phẩm. Hỗ trợ thông quan, tránh tình trạng bị giữ lại hàng tại hải quan. Giấy CO là điều kiện bắt buộc trong nhiều hợp đồng thương mại quốc tế.

Giấy CO có thể được chia làm 2 nhóm chính sau:

  • CO ưu đãi (Preferential CO): dành cho hàng hoá từ quốc gia có hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với nước nhập khẩu. Ví dụ CO form A, E, D, AK, AJ, v.v.
  • CO không ưu đãi (Non-Preferential CO): xác nhận xuất xứ hàng hoá nhưng không dùng để xin ưu đãi thuế.

Thường các cơ quan như Bộ Công Thương và các Phòng Quản Lý Xuất Nhập Khẩu, phòng Thương Mại, Công nghiệp Việt Nam VCCI. Các đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm chứng nhận giấy CO.

2. Giấy CQ là gì?

 

Ví dụ mẫu giấy CQ
Ví dụ mẫu giấy CQ

Giấy CQ là viết tắt của Certificate of QualityGiấy chứng nhận chất lượng. Giấy CQ là tài liệu do nhà sản xuất hoặc bên thứ ba có thẩm quyền cấp, xác nhận rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể.

Mục đích chinh sử sụng giấy CQ là để khẳng định chất lượng sản phẩm. Giấy CQ là giấy tờ để kiểm tra và giám định chất lượng hàng hóa tại hải quan hoặc trong quá trình kiểm tra hàng nhập khẩu. 

Để cấp được giấy CQ đa số sẽ cấp bởi nhà sản xuất, nếu họ có đầy đủ chứng chỉ. Còn không, khách hàng có thể làm giấy CQ được cung cấp bởi bên thứ ba độc lập.

II. Lợi ích việc có giấy chứng nhận CO CQ là gì?

Lợi Ích Của Giấy CO CQ
Lợi Ích Của Giấy CO CQ

1. Lợi ích của giấy CO 

  • Được hưởng thuế quan

Đây được coi như là lợi ích lớn nhất của giấy CO. Nếu hàng hóa có giấy CO phù hợp theo hiệp định thương mại tự do (FTA). Doanh nghiệp nhập khẩu có thể được giảm thuế nhập khẩu, thậm chí là 0%.

  • Giúp hàng hoá thông quan nhanh hơn

Giấy CO giúp chứng minh nguồn gốc hàng hoá rõ ràng. Từ đó giảm thiểu việc bị hải quan giữ hàng lại để kiểm tra xuất xứ. Giúp hàng đi nhanh hơn, tiết kiệm chi phí lưu kho. 

  • Tránh rủi ro cho hàng hoá

Do vì một số mặt hàng bắt buộc  phải có CO để được nhập khẩu vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản. Do đó, để chính rủi ro, khách hàng doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để hàng hoá thông quan dễ hơn. 

2. Lợi ích giấy CQ

  • Khẳng định chất lượng hàng hoá

Giấy CQ sẽ giúp các công ty chứng minh rằng hàng hoá mình đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng như cam kết trong hợp đồng. 

  • Tuân thủ theo uy định của nước sở tại

Do nhiều quốc gia yêu cầu hàng hoá phải có CQ đạt chuẩn ISO, CE, RoHS để được lưu hàng. Giấy CQ này sẽ giúp hàng hoá tránh bị từ chối nhập khẩu, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. 

  • Giúp tăng uy tín thương hiệu

Có được giấy CQ sẽ tăng độ uy tín công ty doanh nghiệp, vì đối tác sẽ chú trọng đến chất lượng và sự minh bạch, từ đó tạo dựng được uy tín trong lòng khách hàng.

III. Khác Biệt Giấy Tờ CO CQ Là Gì?

Form CO và CQ
Form CO và CQ

Dưới đây là phần tóm tắt sơ lược về điểm khác biệt giữa giấy CO và CQ. Các doanh nghiệp có thể xem tham khảo:

Tiêu chíGiấy CO (Certificate of Origin)Giấy CQ (Certificate of Quality)
Tên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóaGiấy chứng nhận chất lượng hàng hóa
Chức năng chínhXác nhận hàng hóa có nguồn gốc, được sản xuất tại một quốc gia/vùng lãnh thổ cụ thểXác nhận hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hoặc yêu cầu kỹ thuật
Cơ quan cấp– Cơ quan có thẩm quyền như Bộ Công Thương, VCCI (Việt Nam)

– Hoặc tổ chức được ủy quyền

– Do nhà sản xuất trực tiếp cấp

– Hoặc bên kiểm định độc lập như SGS, TUV, Intertek…

Ý nghĩa thương mạiGiúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan trong xuất nhập khẩu, thuận lợi thông quanTăng độ tin cậy, chứng minh hàng hóa đảm bảo chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn
Tác động đến thuế nhập khẩuCó: CO là căn cứ để được giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu theo hiệp định FTAKhông ảnh hưởng trực tiếp đến thuế
Bắt buộc hay không?Thường bắt buộc nếu muốn hưởng ưu đãi thuế hoặc theo yêu cầu thị trường nhập khẩuCó thể bắt buộc với một số loại hàng hóa kỹ thuật, máy móc, thiết bị… tùy thị trường
Thời điểm sử dụngKhi làm thủ tục hải quan, xin ưu đãi thuếKhi kiểm tra chất lượng hàng hóa, làm hồ sơ kiểm định, đấu thầu, chứng minh tiêu chuẩn kỹ thuật

IV. Các Mẫu Form CO 

Dưới đây là một số mẫu form CO phổ biến hiện nay. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Mỗi mẫu CO tương ứng với một hiệp định, khu vực hoặc nhóm quốc gia nhất định:

Tên CO FormHiệp định thương mại áp dụngPhạm vi/Đối tác áp dụng
Form AHệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)Các nước phát triển dành ưu đãi cho nước đang phát triển (ví dụ: EU, Nhật Bản, Nga…)
Form BCO không ưu đãiBất kỳ quốc gia nào yêu cầu chứng nhận xuất xứ, nhưng không được ưu đãi thuế
Form EHiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)Xuất khẩu từ ASEAN sang Trung Quốc và ngược lại
Form AKHiệp định FTA ASEAN – Hàn QuốcASEAN ↔ Hàn Quốc
Form AJHiệp định FTA ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)ASEAN ↔ Nhật Bản
Form AIHiệp định ASEAN – Ấn Độ (AIFTA)ASEAN ↔ Ấn Độ
Form AANZFTA ASEAN – Úc – New Zealand (AANZFTA)ASEAN ↔ Úc, New Zealand
Form VCFTA Việt Nam – ChileXuất khẩu giữa Việt Nam và Chile
Form VKFTA Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)Xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Form VJFTA Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)Xuất khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản
Form EUR.1EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU)Xuất khẩu từ Việt Nam sang EU
Form CPTPPCPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương)11 nước thành viên CPTPP (Nhật, Úc, Canada, Mexico, Singapore, Malaysia, v.v.)

Khách hàng cần lưu ý những điều sau:

  • Mỗi mẫu CO đều có định dạng khách nhau. Thường mẫu sẽ do Bộ Công Thương hoặc các tổ chức được ủy quyền cấp phát. 
  • CO chỉ hợp lệ khi có dấu mộc đỏ và chữ ký từ cơ quan cấp CO.
  • Một số hiệp định như CPTPP và UKVFTA (Việt Nam và Anh) cho phép tự chứng nhận xuất xứ. Nhưng chỉ trong một số trường hợp, tuy nhiên điều này cũng giúp doanh nghiệp làm giấy tờ linh hoạt hơn. 

V. Doanh nghiệp lần đầu xin giấy CO CQ có khó không?

Khó Hay Dễ
Khó Hay Dễ

Việc xin giấy CO và giấy CQ lần đầu tiên đối với doanh nghiệp mới hoặc chưa có kinh nghiệm sẽ không quá khó, tuy nhiên cũng sẽ không quá dễ. Sẽ có một vài thách thức ban đầu bạn nên chuẩn bị trước.

1. Xin giấy CO

  • Thủ tục rườm rà

Lần đầu xin CO, doanh nghiệp cần đăng ký hồ sơ thương nhân với Bộ Công Thương. Phải chuẩn bị đầy đủ như Hợp đồng, Invoice, Packing List, tờ khai hải quan, hóa đơn đầu vào, bảng kê nguyên phụ liệu (nếu có gia công).

Người mới có thể điền sai thông tin, hay điền thiếu, trình bày không chuẩn. Nên hồ sơ sẽ dễ bị trả về. 

  • Chưa biết nên cần mẫu form CO nào

Vì mỗi một thị trường sẽ yêu cầu mẫu CO khác nhau (form D, E, AJ, CPTPP, Eur.1,..). Do đó, nếu mà chọn sai mẫu, sẽ không nhân được thuế. 

Tuy nhiên, với thời đại công nghệ kỹ thuật số hiện này. Việc xin CO đã không còn khó khăn như trước. 

  • Xin CO qua online

Hiện nay, doanh nghiệp có thể xin CO online qua hệ thống eCoSys của Bộ Công Thương https://ecosys.gov.vn

  • Xin qua các phòng cơ quan

Ví dụ như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có hướng dẫn rất cụ thể cho doanh nghiệp lần đầu làm

  • Sử dụng dịch vụ bên thứ ba

Nếu khách hàng muốn tiết kiệm thời gian. Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ xuất khẩu trọn gói hoặc nhờ công ty logistics hỗ trợ, họ có thể lo giúp toàn bộ hồ sơ CO. 

2. Xin giấy CQ

Việc xin giấy CQ cũng có các khó khăn như sau: 

  • CQ không có mẫu chung 

Mỗi một nhà sản xuất có thể sẽ có một form riêng. Do đó, doanh nghiệp không thể tự CQ, mà phải xin từ bên khác. Ví dụ như Nhà sản xuất (nếu là hàng nhập khẩu), Tổ chức kiểm định độc lập (SGS, Intertek…) nếu cần CQ bên thứ ba. 

  • Tốn thời gian và chi phí

Đôi lúc khách hàng phải chứng minh rằng hàng của mình đủ tiêu chuẩn. Bằng việc gửi hàng đi để kiểm tra, do đó nó sẽ tốn thời gian và chi phí. 

Tuy nhiên, cũng có các điều dễ như. 

  • Thường nhà cung cấp họ sẽ chủ động gửi thêm giấy CQ kèm theo lô hàng. 
  • Và sẽ không bắt buộc như CO. 

VI. Thủ tục xin giấy CO

THỦ TỤC HẢI QUAN
THỦ TỤC HẢI QUAN

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân (lần đầu tiên)

Cần chuẩn bị các hồ sơ như:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng)
  • Mẫu chữ ký người đại diện pháp lý và mẫu con dấu
  • Giấy chứng nhận mã số thuế
  • Thông tin doanh nghiệp (mẫu do Bộ Công Thương cung cấp)

Nộp tại Phòng Quản Lý Xuất Nhập Khẩu – Bộ Công Thương hoặc online thông qua hệ thống eCoSys. 

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp CO

  • Đơn đề nghị cấp CO : theo từng mẫu như form D, E, A, v,v,
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu: Có dấu xác nhận của hải quan
  • Hợp đồng thương mại (Commercial Contract) – bản sao
  • Hóa đơn thương mại (Invoice) – bản sao
  • Packing List (Phiếu đóng gói) – bản sao
  • Bill of Lading (Vận đơn) – Nếu đã có
  • Chứng từ đầu vào (hóa đơn, định mức NVL) – Nếu hàng gia công hoặc sản xuất
  • Bản mô tả quy trình sản xuất (nếu cần) – Để xác minh xuất xứ nếu hàng gia công
  • Mẫu CO điền sẵn – ​​Theo mẫu tương ứng của từng hiệp định

Bước 3: Nộp hồ sơ và chờ duyệt

Có thể nộp trực tiếp tại phòng quản lý xuất nhập khẩu hay qua online eCoSys. 

Thời gian chờ làm việc sẽ từ 1-3 ngày nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. 

Bước 4: Nhận CO bản cứng

CO sẽ được cấp dưới dạng bản giấy có mộc đỏ và chữ ký của cơ quan cấp. 

Lưu ý: phải xin được CO trước khi hàng rời cảng, chậm nhất là trong vòng 3 ngày kể từ ngày xuất khẩu. 

VII. Thủ tục xin giấy CQ

THỦ TỤC HẢI QUAN
THỦ TỤC HẢI QUAN

Trường hợp 1: Xin CQ từ nhà sản xuất phổ biến nhất

Bước 1: liên hệ nhà cung cấp/ nhà sản xuất yêu cầu CQ

  • CQ thường được cấp cùng với lô hàng (file scan hoặc bản gốc)
  • CQ phải có logo, chữ ký và con dấu của nhà sản xuất
  • Nên yêu cầu phiên bản song ngữ hoặc tiếng Anh

Bước 2: doanh nghiệp cần kiểm tra nội dung CQ

  • Tên sản phẩm, model
  • Tiêu chuẩn áp dụng (VD: ISO, IEC, TCVN…)
  • Ngày sản xuất, nơi sản xuất
  • Thông tin nhà sản xuất (địa chỉ, mã số, ký tên)

Trường hợp 2: Xin CQ từ tổ chức kiểm định độc lập

Bước 1: Chọn đơn vị kiểm định uy tín

Một số tổ chức được chấp nhận tại Việt Nam như: SGS Vietnam, Intertek, TÜV Rheinland, Quatest 

Bước 2: Gửi hồ sơ và mẫu hàng để kiểm định

  • Đơn xin kiểm định chất lượng
  • Invoice, Packing list
  • Thông tin sản phẩm
  • Mẫu sản phẩm

Bước 3: Nhận giấy CQ

Bên kiểm định sẽ cấp Giấy CQ chính thức, có giá trị sử dụng cho cơ quan chức năng, đấu thầu, hoặc xuất trình cho hải quan.

Lưu ý: 

CQ thường không bắt buộc cho mọi loạ hàng hoá. Nhưng với các sản phẩm kỹ thuật cao, điện – điện tử, cơ khí, y tế, nó rất quan trọng.

CQ có thể bị từ chối nếu khách hàng để sai tên sản phẩm, Không có dấu hoặc không hợp lệ về mặt pháp lý (giả mạo.

Các mẫu CQ thường không có mẫu chuẩn chung nên tuỳ từng nhà sản xuất hoặc tổ chức cấp. Khách hàng sau khi nhân CQ, nên lưu giữ lại file scan để lâu dài dùng. 

VIII. Chi phí xin giấy CO CQ

1. Giấy CO

Nếu doanh nghiệp tự làm có thể tốn từ 100.000-300.000 VNĐ/ lần xin CO

Trường hợp thuê dịch vụ làm trọn gói. Có thể tốn từ 400.000 đến 1.000.000 VNĐ/ lần

2. Giấy CQ

Nếu nhà sản xuất cung cấp CQ sẵn thì sẽ miến phí.

Nếu thuê bên dịch vụ thứ 3 để làm có thể tốn từ 2 triệu đến 5 triệu VNĐ/ CQ. 

IX. Liên hệ với VietAviation ngay

Liên hệ VietAviation
Liên hệ VietAviation

Việc xin giấy CO, CQ hay các thủ tục giấy tờ xuất nhập khẩu khác có thể đôi khi khó khăn cho nhiều khách hàng. VietAviation tự tin với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực logistic, bao gồm các dịch vụ như:

  • Tư vấn và hỗ trợ giấy CO, CQ
  • Khai báo hải quan nhanh chóng, trọn gói
  • Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu chuyên nghiệp
  • Liên hệ với VietAviation ngay để nhận được ưu đãi sớm nhất!

Bài viết liên quan khác như:

Quy trình khai báo hải quan chi tiết – VietAviation

NHỮNG MẶT HÀNG NÀO BỊ CẤM VÀ HẠN CHẾ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG? 

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CHÍNH NGẠCH CHI TIẾT 

0929 180 086
0929180086
error: Nội dung được bảo vệ!!