Xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch là gì? Nên lựa chọn hình thức nào?

Xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch là gì? Nên lựa chọn hình thức nào?

Xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch là hai hình thức chủ yếu xuất hàng hóa đi nước ngoài. Mỗi hình thức có những đặc điểm và quy định riêng. Doanh nghiệp cần phải thực hiện đúng quy định về phương thức xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch của mỗi quốc gia. Do đó việc nắm bắt được các yêu cầu để xuất hàng hóa đi là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây VietAviation sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch. Các doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức nào là phù hợp.

I. Giới thiệu tình trạng xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch hiện nay

Trong thời đại hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, xuất khẩu hàng hóa đi các nước trở thành một trong các yếu tố quan trọng. Xuất khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia đặc biệt với các nước đang phát triển. Thông qua việc xuất khẩu và mở rộng thị trường, các doanh nghiệp có thể tăng thêm lợi nhuận. Từ đó doanh nghiệp có thể nâng cao được vị thế cạnh tranh không chỉ trong mà còn ngoài nước. 

Ngoài ra thông quá trình xuất khẩu, doanh nghiệp có thể nâng cao được chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, giúp Việt Nam tiếp cận được thị trường nước ngoài. Xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài giúp Việt Nam thu được lượng đầu tư từ nước ngoài. Ngoài ra còn giúp quốc gia mở rộng sản xuất. Từ đó góp phần tạo cơ hội việc trong nước. 

Giới thiệu tình trạng xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch hiện nay
Giới thiệu tình trạng xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch hiện nay

Hiện nay, quá trình xuất khẩu thông hai hình thức chính là xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch. Trong đó xuất khẩu chính ngạch yêu cầu về các giấy tờ và thủ tục nhiều hơn xuất khẩu tiểu ngạch. Mỗi hình thức xuất khẩu có những ưu và nhược điểm khác nhau. 

Dưới đây để nhận biết và định nghĩa được xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch, VietAviation sẽ đi sâu hơn trong bài viết “Xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch là gì? Nên lựa chọn hình thức nào?”

II. Xuất khẩu chính ngạch

1. Định nghĩa của xuất khẩu chính ngạch

Xuất khẩu chính ngạch là hình thức giao thương bằng hợp đồng thương mại giữa hai doanh nghiệp của hai quốc gia. Hàng hóa được xuất khẩu chính ngạch phải được sự đồng thuận của hai quốc gia thông qua hiệp định thương mại đã ký kết. Xuất khẩu chính ngạch được xem là con đường kết nối giữa các quốc gia thông qua các cửa khẩu thương mại.

 

Xuất khẩu chính ngạch
Xuất khẩu chính ngạch

2. Đặc điểm của xuất khẩu chính ngạch

  • Xuất khẩu chính ngạch có đặc điểm hợp pháp và minh bạch. 

Giao dịch của xuất khẩu chính ngạch phải có hợp đồng thương mại rõ ràng giữa hai bên. Ngoài ra cần phải có hóa đơn tài chính và chứng từ của hàng hóa. Xuất khẩu chính ngạch phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật quốc tế về chất lượng và quy trình đóng gói,.. Hàng hóa phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm định chất lượng trước khi xuất khẩu.

  • Xuất khẩu chính ngạch chịu sự quản lý của cơ quan chức năng. 

Để đảm bảo được tính minh bạch trong quá trình vận chuyển. Hàng hóa phải trải qua quy trình kiểm tra hải quan và đóng thuế đầy đủ trước khi xuất khẩu sang nước đối tác. Điều này được quy định theo hiệp định thương mại của hai nước. 

  • Hàng hóa được vận chuyển qua các cửa khẩu quốc tế. 

Hàng hóa khi xuất khẩu chính ngạch được vận chuyển chính thức qua cảng biển, sân bay hoặc cửa khẩu biên giới. Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức vận chuyển theo nhu cầu. Tuy nhiên thông qua hình thức vận chuyển nào thì các cửa khẩu đều được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan hải quan.

3. Ưu điểm

  • Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp

Xuất khẩu chính ngạch được thực hiện bởi hợp đồng chính thức và được bảo hộ bởi pháp luật. Do đó hàng hóa doanh nghiệp gửi đi bị khó thất lạc, lừa đảo hoặc vi phạm quy định thương mại quốc tế. Ngoài ra khi có vấn đề tranh chấp thương mại diễn ra tì xuất khẩu chính ngạch bảo đảm được quyền lợi.

  • Nhận các chính sách hỗ trợ của chính phủ. 

Xuất khẩu chính ngạch có thể giúp đất nước ngày càng phát triển thông qua sự đầu tư từ nước ngoài . Hàng hóa Việt Nam càng xuất khẩu, Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch thường nhận được các chính sách hỗ trợ từ chính phủ. Chính phủ thực hiện nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp như hỗ trợ vay vốn hoặc giảm thuế xuất khẩu,.. Điều này không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp tăng sản lượng mà còn mở rộng được thị trường ngoài nước.

  • Doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường. 

Các doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch có thể tiếp cận được thị trường với quy mô lớn. Từ đó doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm được nhiều đối tác ngoài nước.

4. Nhược điểm

  • Xuất khẩu chính ngạch có nhiều ưu điểm tuy nhiên vẫn còn tồn động nhiều nhược điểm và nhiều vấn đề phức tạp.
  • Nhiều thủ tục phức tạp: Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ, chứng từ và hồ sơ để được thông hải quan.
  • Chi phí cao: Xuất khẩu chính ngạch bao gồm cả thuế và các chi phí khác.
  • Thời gian dài: Xuất khẩu chính ngạch cần nhiều giấy tờ cần thiết. Do đó quy trình làm các giấy tờ này phải được phê duyệt từ các cơ quan chức năng.

Tuy xuất khẩu chính ngạch vẫn còn nhược điểm nhưng đây vẫn là lựa chọn phù hợp để phát triển bền vững và nâng cao độ tin cậy trên thị trường quốc tế.

III. Xuất khẩu tiểu ngạch

1. Định nghĩa của xuất khẩu tiểu ngạch

Xuất khẩu tiểu ngạch là hoạt động mua bán hay tráo đổi hàng hóa giữa biên giới hai quốc gia. Xuất khẩu tiểu  ngạch tại Việt Nam sẽ được giao thương với các nước như Trung Quốc, Lào, Campuchia… Hàng hóa được buôn bán chủ yếu có quy mô nhỏ và giá trị nhỏ.

Hình thức xuất khẩu tiểu ngạch thường không có hợp đồng thương mại chính thức mà dựa trên các thỏa thuận giữa người mua và người bán. Xuất khẩu tiểu ngạch có thủ tục đơn giản và nhanh chóng so với xuất khẩu chính ngạch. Tuy nhiên xuất khẩu tiểu ngạch vẫn yêu cầu các thủ tục cần thiết như: Thủ tục khai hàng và thủ tục kiểm hóa.

Xem thêm Xuất khẩu Việt Nam 2025

2. Đặc điểm của xuất khẩu tiểu ngạch

  • Xuất khẩu tiểu ngạch thường không có hợp đồng thương mại quốc tế: Xuất khẩu tiểu ngạch chủ yếu thông qua thỏa thuận miệng hoặc các văn bản đơn giản. Do đó xuất khẩu tiểu ngạch có nhiều rủi ro và hàng hóa không được đảm bảo chất lượng
  • Thực hiện qua các cửa khẩu biên giới: Xuất khẩu tiểu ngạch diễn ra giữa các cửa khẩu biên giới giữa hai quốc gia. Nhờ đó chi phí vận chuyển sẽ được giảm đáng kể.
  • Thủ tục hải quan đơn giản:

Theo Thông tư của Tổng cục Hải quan số 315/TCHQ-GQ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu qua biên giới thủ tục khai hàng quy định: 

Tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới, khi có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phải đến Hải quan cửa khẩu để làm thủ tục khai báo và nộp thuế.

  • Phải nộp các giấy tờ sau:
  • Tờ khai hàng (HQ7A, HQ7B): 2 tờ

Phải xuất trình

  • Giấy chứng minh cư dân biên giới
  • Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp theo mẫu quy định của Bộ Thương mại và Du lịch.

Xem thêm Thông tư 315/TCHQ-GQ

3. Ưu điểm 

  • Thủ tục nhanh chóng: Khi không cần các giấy tờ và chứng từ phức tạp. Doanh nghiệp dễ tiếp cận được thị trường ngoài nước. 
  • Tạo điều kiện phát triển cho các hộ gia đình: Do xuất khẩu tiểu ngạch không yêu cầu các giấy tờ và điều kiện phức tạp. Vì vậy cho các hộ gia đình có nhiều cơ hội phát triển. Do đó các hộ gia đình kinh doanh có thể giảm được chi phí vận chuyển cũng như chi phí cho các giấy tờ pháp lý. 

 

Xuất khẩu tiểu ngạch
Xuất khẩu tiểu ngạch

4. Nhược điểm

  • Rủi ro cao trong thanh toán. Do không có hợp đồng thương mại chính thức nên nhiều doanh nghiệp sẽ bị đối tác ép giá. Hoặc các doanh nghiệp có thể bị đối phương chậm thanh toán. Ngoài ra khi xảy ra tranh chấp hoặc vi phạm hợp đồng, doanh nghiệp không thể nhờ đến pháp luật để giải quyết. 
  • Hạn chế về số lượng và thời gian xuất hàng: Xuất khẩu tiểu ngạch quy định về số lượng hàng tùy mỗi quốc gia. Do đó hàng hóa vận chuyển chỉ được diễn ra trong thời gian ngắn. 

IV. So sánh xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch

Xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch là hai hình thức phổ biến trong quá trình xuất khẩu tại Việt Nam. Xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch đều được nước ta hỗ trợ và phát triển. 

So sánh xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch
So sánh xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch

1. Hình thức giao dịch của xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch.

  • Xuất khẩu chính ngạch: Có hợp đồng chính thức khi xuất khẩu giữa 2 bên. Do đó khi xảy ra tranh chấp, xuất khẩu chính ngạch sẽ có được quyền bảo hộ của pháp lý.
  • Xuất khẩu tiểu ngạch: Xuất khẩu tiểu ngạch không có hợp đồng chính thức mà chỉ thỏa thuận qua miệng hoặc văn bản đơn giản.

2. Mức độ rủi ro của xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch.

  • Xuất khẩu chính ngạch: Ít rủi ro hơn. Hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ và có khâu kiểm tra chất lượng.
  • Xuất khẩu tiểu ngạch: Rủi ro cao. Đối tác có thể thay đổi quyết định hoặc ép giá khi nhận hàng. Hàng hóa cũng có thể bị giữ lại không được xuất khẩu. 

3. Khả năng mở rộng thị trường của xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch.

  • Xuất khẩu chính ngạch: Có thể mở rộng quy mô ra các quốc gia khác, tạo cơ hội tiềm năng xuất hàng sang các nước lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc.
  • Xuất khẩu tiểu ngạch: Giới hạn xuất khẩu ở các khu vực biên giới thông qua cửa khẩu. 

Xem thêm Quy trình xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc 2025

V. Xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch, doanh nghiệp nên chọn hình thức nào?

Xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch đều có những đặc điểm riêng, ưu và nhược điểm riêng. Do đó các doanh nghiệp lựa chọn hình thức cũng tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp.

1. Khi nào nên doanh nghiệp nên chọn xuất khẩu chính ngạch

Các doanh nghiệp lớn khi muốn mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia lớn hơn thì nên lựa chọn xuất khẩu chính ngạch. Với số lượng hàng xuất khẩu lớn doanh nghiệp hạn chế rủi ro cho mình. Do đó xuất khẩu chính ngạch là lựa chọn an toàn cho các doanh nghiệp.

2. Khi nào nên lựa chọn xuất khẩu tiểu ngạch

Các doanh nghiệp xuất hàng với số lượng nhỏ mong muốn gửi hàng đi nhanh có thể lựa chọn xuất khẩu tiểu ngạch. Thời gian làm thủ tục của xuất khẩu tiểu ngạch đơn giản, tiết kiệm thời gian làm giấy tờ cho các doanh nghiệp hoặc hộ gia đình. Xuất khẩu tiểu ngạch phù hợp cho các doanh nghiệp có mục tiêu khách hàng là các nước biên giới: Trung Quốc, Lào và Campuchia.

VI. Chính sách về xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch 

1. Trung Quốc siết hình thức xuất khẩu tiểu ngạch 

Trong xuất khẩu hàng hóa theo hình thức tiểu ngạch, Trung Quốc đang dần kiểm soát chặt chẽ hàng hóa qua biên giới. Đặc biệt là hình thức trao đổi hàng hóa cư dân biên giới.

Các hàng hóa được xuất khẩu tiểu ngạch đi Trung Quốc phải được chấp thuận thông qua đàm phán giữa Trung Quốc. Đặc biệt sản phẩm được xuất đi là mặt hàng nông sản. Thậm chí ngay cả những loại trái cây đã được xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều năm. Ví dụ như thanh long, nhãn và vải cũng phải được ký kế lại trong nghị định thư xuất khẩu.

Xem thêm Trung Quốc siết chặt hình thức xuất khẩu tiểu ngạch

2. Xu hướng khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam chuyển sang chính ngạch

Chính phủ nước ta hiện nay đang có nhiều chính sách giúp doanh nghiệp ngày càng chuyển dịch hình thức xuất khẩu sang chính ngạch.

Để hàng hóa được đáp ứng điều kiện xuất khẩu chính ngạch, Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp về việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này giúp đáp ứng được tiêu chuẩn hóa sản phẩm. Chính phủ đầu tư mạnh vào xây dựng hệ thống logistic và hạ tầng thương mại.  Ngoài ra năm 2024 vừa qua, chính phủ đã tăng cường hợp tác chiến lược toàn cầu với nhiều quốc gia. Một số quốc gia như Australian, Pháp, Malaysia và New Zealand. Không chỉ giới hạn ở các quốc gia láng giềng như Trung Quốc.

3. Cơ hội từ các hiệp định thương mại

Hiện nay Việt Nam đang trở nên nổi bật và phát triển hơn bao giờ hết trong việc đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trên thế giới. Điều này thể hiện rõ khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Trong đó các hiệp định Việt Nam ký kết thì nổi bật nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Xem thêm Tình hình xuất nhập khẩu Trung Quốc Việt Nam

VII. Đơn vị vận chuyển uy tín VietAviaion 

Doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu hàng đi ngoài nước thì lựa chọn một đơn vị vận chuyển uy tín là điều cần thiết. Cụ thể đối với xuất khẩu chính ngạch, hàng hóa thường phải tuân thủ chặt chẽ quy định. Bao gồm về chứng từ, hải quan, kiểm định chất lượng. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải tìm một đơn vị vận chuyển uy tín. Điều này đảm bảo quá trình được vận chuyển trở nên an toàn. 

Đơn vị vận chuyển uy tín VietAviaion
Đơn vị vận chuyển uy tín VietAviaion


Đối với vận chuyển tiểu ngạch tuy không yêu cầu nhiều giấy tờ phức tạp nhưng cũng yêu cầu về các giấy tờ liên quan. Các doanh nghiệp hay các hộ gia đình kinh doanh có thể tiết kiệm được thời gian và rút ngắn quy trình. Đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp có sẵn phương tiện phù hợp với từng loại hàng hóa. Điều này giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc tự vận chuyển. Nếu tự vận chuyển, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi thuê xe hoặc các vấn đề về giấy tờ.

 

Thời gian vận chuyển nhanh chóng và uy tín. VietAviaion là đơn vị vận chuyển uy tín giúp hàng hóa được xuất khẩu an toàn. Xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch, VietAviation cam kết đáp ứng được.

 

 

 

0929 180 086
0929180086
error: Nội dung được bảo vệ!!