
Xuất khẩu nông sản Việt Nam đi quốc tế cần lưu ý những điều gì? Đâu là mấu chốt giúp việc xuất khẩu nông sản Việt Nam dễ dành và nhanh chóng hơn? Trong bài viết này, VietAviation sẽ cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về mã số vùng trồng. Mã số vùng trồng như là tấm hộ chiếu xuất ngoại cho các mặt hàng nông sản Việt Nam. Vậy lí do nào khiến nó trở nên quan trọng như vậy? Cùng VietAviation tìm hiểu về mã số vùng trồng để có sự chuẩn bị kĩ càng cho việc xuất khẩu nông sản của bạn nhé.
I. Tổng quan về mã số vùng trồng trong nông sản Việt Nam
1. Mã số vùng trồng là gì?

Mã số vùng trồng có tên tiếng anh là Production Unit Code. Chúng thường được gọi tắt với ký hiệu là PUC. Đây là mã định danh cho cơ quan có thẩm quyền cấp. Mã số vùng trồng được cấp cho các vùng sản xuất nông nghiệp. Có thể kể đến như là các vùng trồng trái cây, rau củ, cà phê,…. Mã số này gắn liền với nhiều thông tin của vùng trồng đó. Như là về quy trình sản xuất, lịch sử canh tác và hồ sơ kiểm soát chất lượng tại vùng.
Mã vùng trồng xuất hiện nhằm mục đích truy xuất nguồn gốc của nông sản. PUC giúp việc kiểm tra nguồn gốc hàng hóa khi xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước dễ dàng hơn. Bên cạnh đó nó còn kiểm soát quy trình sản xuất, đảm bảo rằng phân bón sử dụng, thuốc BVTV, các giai đoạn tưới tiêu là hợp chuẩn.
Khi vùng trồng được cấp mã số hợp pháp, nó giúp tăng giá trị nông sản của vùng đó. Khi mà các sản lượng nông sản Việt Nam được minh bạch thông tin và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Điều này giúp các loại trái cây đáp ứng yêu cầu kỹ thuật từ các thị trường lớn trên quốc tế.
Việc kết nối hệ thống số hóa quốc gia đã giúp phục vụ quản lý sản xuất và thương mại nông sản tốt hơn. Ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam được đà phát triển bởi sự nâng cấp của hệ thống nước nhà.
Xem thêm Mã HS là gì? Cách xác định mã HS chính xác cho hàng hóa
2. Những đối tượng nào được cấp mã số vùng trồng?
Vậy đâu là các đối tượng sẽ được cấp mã số vùng trồng? Đó chính là các cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị liên kết sản xuất. Tuy nhiên để được cấp mã số vùng trồng, bạn cần phải tuần thủ đủ điều kiện để được xem xét cấp mã số. Yêu cầu để được cấp PUC bạn phải đạt những tiêu chí sau:
- Là hộ nông dân, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp có vùng canh tác cụ thể
- Vùng diện tích canh tác phải tối thiểu 0,1 ha với cây hàng năm như rau, dưa, ớt. Bên cạnh đó phải tối thiểu 1 ha với cây lâu năm như sầu riêng, xoài, nhãn
- Quy trình sản xuất nông sản phải được áp dụng đồng nhất trên toàn bộ vùng trồng
- Phải có nhật ký sản xuất, biện pháp quản lý các loại dịch hại và hồ sơ truy xuất nguồn gốc rõ ràng
Một lưu ý cần biết đó là vùng trồng có thể là tập hợp của nhiều nông dân. Họ cùng thực hiện quy trình chung dưới sự điều phối của một tổ chức. Do đó nếu bạn muốn bắt đầu trồng trọt nhưng không đủ tài chính có vùng trồng lớn. Bạn có thể đăng ký hợp tác cùng các nông dân khác để cùng trồng trọt.
3. Vì sao nông dân và doanh nghiệp nên đăng ký mã số vùng trồng?
Những người nông dân và các doanh nghiệp nên đăng ký cấp mã vùng trồng bởi những lợi ích mà mã số này mang lại. Khi được cấp mã số vùng trồng, bạn sẽ được phép xuất khẩu sang các thị trường lớn trên quốc tế. Như là các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc hay EU đều yêu cầu mã số vùng trồng. PUC giúp cho nông sản của bạn tăng tính cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế.
Việc nông sản Việt Nam có mã số vùng trồng khi xuất khẩu cũng hạn chế được nhiều rủi ro. Các rủi ro có thể kể đến như là bị trả hàng hoặc kiểm dịch vì không rõ nguồn gốc. Điều này giúp việc xuất khẩu được thuận lợi dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó việc có nguồn gốc hàng hóa rõ ràng dễ tiếp cận được chính sách hỗ trợ của nhà nước. Nhà nước thường sẽ hỗ trợ kỹ thuật, phân bón và liên kết vùng nguyên liệu cho các vùng trồng được chứng nhận uy tín. Việc này giúp thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị. Tạo nền tảng cho ngành sản xuất nông sản sản xuất ra số lượng lớn sản phẩm và mang tính bền vững.
II. Thủ tục cấp mã số vùng trồng và các giấy tờ cần thiết

1. Hồ sơ đăng ký mã số vùng trồng gồm những gì?
Để việc đăng ký mã số vùng trồng diễn ra thuận lợi và trơn tru bạn nên chuẩn bị kỹ các hồ sơ trước khi đăng ký. Hồ sơ để đăng ký cấp mã số vùng trồng bao gồm như sau:
- Đơn đề nghị cấp mã số vùng trồng theo mẫu của cục Bảo vệ Thực vật
- Sơ đồ vùng trồng như là tọa độ, bản vẽ hoặc trích xuất từ Google Maps
- Chi tiết danh sách nông hộ, các đơn vị cùng tham gia
- Thông tin về loại cây trồng, diện tích vùng trồng và sản lượng dự kiến
- Thông tin về quy trình sản xuất áp dụng VietGap, hữu cơ hay tương đương
- Các biện pháp để kiểm soát sinh vật gây hại và các loại dịch bệnh
- Nhật ký canh tác, sản xuất và sử dụng vật tư đầu vào
- Các bản cam kết thực hiện đúng yêu cầu của kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu
Lưu ý: Nếu bạn đăng ký mã số vùng trồng vùng với mã số cơ sở đóng gói. Bạn cần chuẩn bị thêm sơ đồ nhà xưởng, quy trình đóng gói và ghi nhãn
Xem thêm Thủ tục thông quan và những điều cần biết
2. Quy trình xin cấp mã số vùng trồng theo hướng dẫn của Cục BVTV
Muốn được cấp PUC nhanh chóng, cần nắm rõ các quy trình khi xin cấp mã số vùng trồng. Chi tiết các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
- Người chủ vùng trồng, là nông dân, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp phải chuẩn bị các giấy tờ như được nêu ở phần trước. Các bộ hồ sơ nên được in thành 2 bản và ký tên đóng dấu nếu có pháp nhân.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
- Người đại diện vùng trồng sẽ nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến các cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan đó có thể là Chi cục Trồng Trọt và Bảo Vệ Thực Vật. Cơ quan này thuộc Sở Nông nghiệp tỉnh hoặc thành phố nơi đặt vùng trồng. Hoặc nộp đến Phòng Nông nghiệp cấp huyện được ủy quyền tiếp nhận tùy vào từng địa phương.
- Bạn có thể nộp trực tiếp tại cơ quan hoặc qua đường bưu điện. Bên cạnh đó có một số tỉnh cho phép nộp qua cổng dịch vụ công.
Bước 3: Thẩm định thực địa
- Các đoàn cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật sẽ đến vùng trồng của bạn để kiểm tra. Họ sẽ đối chiếu diện tích, kiểm tra nhật ký canh tác, đánh giá quy trình sản xuất.
- Bên cạnh đó họ sẽ kiểm tra tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có vượt mức hoặc sử dụng thuốc cấm hay không. Sau đó họ sẽ đánh giá tổng quan về điều kiện vệ sinh, thoát nước và phân cách vùng trồng với khu dân cư.
- Nếu không đạt, cán bộ sẽ hướng dẫn bạn chỉnh sửa bổ sung và sau đó sẽ được đánh giá lại lần 2.
Bước 4: Lập biên bản và đề xuất cấp mã số
- Sau khi thẩm định đạt yêu cầu, chi cục Bảo vệ thực vật sẽ lập biên bản đánh giá và đề xuất cấp mã số.
Bước 5: Cấp mã số vùng trồng
- Thông thường Chi cục Bảo vệ thực vật sẽ được ủy quyền cấp mã số vùng trồng. Nếu là các vùng này phục vụ xuất khẩu đặc biệt thì sẽ được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số này.
Bước 6: Quản lý và giám sát sau khi cấp PUC
- Các cơ quan Bảo vệ Thực vật địa phương sẽ kiểm tra định kỳ 6-12 tháng/lần. Có thể kiểm tra đột xuất nếu có lô hàng bị cảnh cáo. Sau khi kiểm tra sẽ thủ hồi mã số nếu không đủ điều kiện duy trì hoặc có sai phạm về kiểm dịch hoặc chất lượng.
3. Cách vượt qua rào cản kỹ thuật và thủ tục hành chính
Để được cấp mã số vùng trồng nhanh chóng, cần phải có kỹ thuật trồng trọt và thủ tục hành chính hợp chuẩn. Vậy làm thế nào để vượt qua rào cản kỹ thuật và thủ tục hành chính?
Bạn có thể tập huấn kiến thức về quản lý vùng trồng và kiểm dịch thực vật. Việc tập huấn này sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức về cách trồng trọt. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng phần mềm số hóa vùng trồng như SmartAgri hoặc TraceVerified để quản lý nhật ký điện tử. Điều này giúp bạn quản lý nhật ký canh tác hiệu quả hơn và tránh những rủi ro mất dữ liệu giấy.
Ban đầu khi vừa bắt đầu trồng trọt bạn nên liên kết với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp để họ giúp bạn chuẩn hóa quy trình và chia sẻ chi phí kiểm định. Khi hợp tác với họ, họ sẽ giúp bạn có được quy trình đạt chuẩn nhanh hơn và giảm bớt phần chi phí.
Nhà nước đang đơn giản hóa các thủ tục để giảm bớt thời gian cho người dân. Nhà nước cũng có hỗ trợ miễn phí tư vấn các cách thức đăng ký các thủ tục cần có. Do đó nếu bạn không nắm rõ quy trình đăng ký cấp mã số vùng trồng bạn có thể liên hệ trực tiếp đến các đơn vị liên quan.
III. Mã số vùng trồng – Điều kiện bắt buộc để xuất khẩu nông sản

1. Mã số vùng trồng giúp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ra sao?
Hầu hết các quốc gia nhập khẩu nông sản đều có yêu cầu về PUC. Mã số vùng trồng là yêu cầu bắt buộc theo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và quản lý chất lượng quốc tế.
Mã số vùng trồng giúp cho nông sản Việt Nam đáp ứng các tiểu chuẩn quốc tế. Như là tiêu chuẩn SPS, tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn về quản lý dịch hại, dư lượng thuốc Bảo vệ Thực vật.
PUC tạo cơ sở kiểm soát và minh bạch cho nông sản của bạn. Chúng giúp xác định sản phẩm đến từ đâu, sản xuất theo tiêu chuẩn gì và có nằm trong danh sách vùng trồng được công nhận hay không. Nếu phát hiện các lô hàng vi phạm, việc truy xuất về vùng trồng gốc sẽ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Điều này giúp hạn chế một số vùng riêng biệt chứ không cấm cả quốc gia. Giúp hạn chế việc quốc gia bị ảnh hưởng bởi chỉ một số sản phẩm kém chất lượng.
Khi muốn xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…. PUC là chiếc giấy giúp bạn thông hành qua nhiều quốc gia. Nó còn có thể gọi là “hộ chiếu” cho nông sản Việt Nam.
Xem thêm Bùng nổ dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế xuất khẩu
2. Cơ hội mở rộng thị trường cho nông dân và doanh nghiệp khi có mã số
Sau khi được cấp mã số vùng trồng, bạn sẽ có cơ hội phát triển trong nhiều thị trường rộng lớn.
Bạn có thể xuất khẩu nông sản của mình qua đường chính ngạch, không phải qua trung gian tiểu ngạch. Điều này giúp giảm rủi ro trả hàng và tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu do không đủ điều kiện tiêu chuẩn.
PUC giúp bạn tiếp cận các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản. Các thị trường này chỉ chấp nhận nhập khẩu các sản phẩm có mã vùng trồng đạt tiêu chuẩn. Chúng có quy trình nhập khẩu và kiểm dịch rất nghiêm ngặt. Khi được các thị trường này chấp nhận, số lượng hàng hóa được tiêu thụ sẽ lớn hơn.
Giá trị sản phẩm của bạn cũng được nâng cấp và đạt giá trị cao bởi độ uy tín và minh bạch của PUC. Các nông sản có mã số PUC sẽ dễ dàng vào siêu thị, buôn bán trên sàn thương mại điện tử và các kênh phân phối hiện đại. Chúng giúp bạn tăng trưởng doanh thu rất tốt.
Các sản phẩm được minh bạch về nguồn gốc và chất lượng luôn được nhiều người tin dùng lựa chọn.
IV. VietAviation – Hậu phương vững chắc đưa nông sản Việt ra thế giới

1. VietAviation là ai?
VietAviation là đơn vị vận chuyển uy tín chất lượng hiện nay. VietAviation nhận vận chuyển qua hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Chúng tôi nhận vận chuyển đa dạng các loại mặt hàng từ mặt hàng thông thường đến hàng khó vận chuyển. Cung cấp mọi loại phương tiện vận chuyển từ đường biển, đường hàng không và đường bộ. Chúng tôi đã vận chuyển thành công rất nhiều đơn hàng nông sản được xuất khẩu đi quốc tế. Nông sản Việt Nam xuất khẩu dễ dàng và nhanh chóng nhờ có sự hỗ trợ của VietAviation. VietAviation cung cấp dịch vụ vận chuyển với mức phí cạnh tranh trên thị trường đảm bảo phù hợp với mọi khách hàng. Chăm sóc tận tình từ khâu tư vấn, đóng gói và vận chuyển hàng đi. VietAviation là lựa chọn hàng đầu khi muốn xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Xem thêm Dịch vụ xuất khẩu nông sản đi nước ngoài
2. Các loại nông sản tiêu biểu đã được VietAviation vận chuyển

VietAviation đã vận chuyển rất nhiều các mặt hàng nông sản gửi đi các nước trên thế giới. Trong đó có những sản phẩm nổi bật, được vận chuyển nhiều nhất có thể kể đến như là:
- Các loại trái cây tươi: thanh long, sầu riêng, xoài, chôm,…. đây đều là các loại trái cây được xuất khẩu đi quốc tế rất nhiều tại VietAviation. Chủ yếu các trái cây tươi xuất khẩu nhiều sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.
- Các loại rau củ: khoai lang, bắp cải, cà rốt, gừng,…. đây là các sản phẩm rau củ thường được vận chuyển sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc
- Các loại nông sản khô: tiêu, cà phê, hạt điều,…. đây là các loại sản phẩm khô tiêu biểu của Việt Nam. Tại VietAviation, nhiều khách hàng thường xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường EU hoặc Mỹ.
- Các loại đặc sản vùng miền: ngoài các sản phẩm chủ lực chính được nêu trên, các mặt hàng là đặc sản vùng miền cũng khá được ưa chuộng. VietAviation hỗ trợ xuất khẩu các mặt hàng như gạo, mật ong và các sản phẩm chế biến từ nông sản.
Xem thêm Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang thị trường Châu Âu
3. Lý do nên lựa chọn VietAviation khi xuất khẩu hàng nông sản
VietAviation có kinh nghiệm vận chuyển nhiều năm. Do đó chúng tôi có mạng lưới kho bãi lớn và mạng lưới hợp tác với các đối tác vận chuyển rộng. VietAviation vận chuyển qua nhiều quốc gia nhưng tập trung mạnh vào các tuyến Trung Quốc và Mỹ. Với tốc độ vận chuyển nhanh chóng cùng chi phí hợp lý. Đảm bảo cung cấp trải nghiệm dịch vụ giá rẻ chất lượng cho bạn.
Dịch vụ của chúng tôi bao gồm trọn gói từ khâu đóng gói đến vận chuyển. Bên cạnh đó chúng tôi hỗ trợ bạn các thủ tục hải quan giúp hàng hóa của bạn được thông quan nhanh hơn. Với kinh nghiệm xuất khẩu nông sản đa quốc gia và am hiểu về quy định của từng thị trường nhập khẩu. VietAviation đủ kinh nghiệm và kiến thức để cung cấp cho bạn dịch vụ xuất khẩu chất lượng. Giúp bạn tăng trưởng doanh thu nhanh chóng và tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Xem thêm Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc
4. Liên lạc ngay với VietAviation

Được đồng hành cùng bạn trong quá trình xuất khẩu là niềm vinh hạnh của chúng tôi. Bạn có thể liên hệ trực tiếp đến VietAviation thông qua các kênh sau:
- Website: https://vietaircargo.asia/ hoặc https://vietaviation.net/
- Hotline/Zalo: 0842.001.900 – 0908.315.806
- Email: booking@vietaircargo.asia
- Địa chỉ: 6BIS Thăng Long, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM