TOP CÁC CỬA KHẨU Ở LẠNG SƠN MỚI NHẤT 2025

CÁC CỬA KHẨU Ở LẠNG SƠN

Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở vùng đồi núi Tây Bắc. Khu vực này có đường biên giới chung với Trung Quốc nên hoạt động xuất nhập khẩu ở đây rất nhộn nhịp. Với vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương, nên riêng khu vực lạng Sơn có rất nhiều cửa khẩu lớn nhỏ phục vụ cho quá trình giao thương quốc tế. Cùng tìm hiểu qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn cùng VietAviation nhé!

I. Tổng quan vị trí của Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh một tỉnh miền núi Tây Bắc. Giáp trực tiếp Quảng Tây – Trung Quốc với đường biên giới lên tới 230km. Lạng Sơn có thể được coi là cửa ngõ giao thương trọng điểm giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vị trí chiến lược nằm ngay trên trục quốc lộ nối thẳng sang Trung Quốc nên việc vận chuyển hàng hóa rất thuận tiện.

Khu vực Lạng Sơn là điểm trung chuyển hàng hóa lớn giữa 2 quốc gia Việt Trung. Vì  vậy, Lạng Sơn là một trong những địa phương có hoạt động xuất nhập khẩu sôi nổi nhất cả nước. Đồng thời, đây cũng là đầu mối logistics quan trong trọng trong chuỗi cung ứng ở khu vực.

Cũng vì vị trí địa lý thuận lợi mà các cửa ngõ, cửa khẩu ở đây rất phát triển. Không chỉ phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa cho các dân thương. Mà còn góp phần quan trọng trong việc giao lưu văn hóa, kinh nghiệm sản xuất và đặc biệt là mở rộng thị trường cho hàng Việt.

II. Các cửa khẩu ở Lạng Sơn

1. Cửa khẩu Quốc tế

1.1 Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị nằm tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Nằm trên biên giới giữa hai quốc gia là Việt Nam và Lạng Sơn. Cửa khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại và giao lưu văn hóa giữa  quốc gia. 

Cửa khẩu Hữu Nghị có hai cột mốc lớn, mốc 1116 đại diện cho Việt Nam và mốc 1117 đại diện cho Trung Quốc, với quốc huy được gắn trên cả hai mốc này. Điều này tượng trưng cho tinh thần hữu nghị và sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Đóng vai trò chủ lực trong trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia. Đặc biệt là các loại mặt hàng nông sản và máy móc thiết bị công – nông nghiệp. 

Đây cũng là điểm xuất nhập cảnh của công dân hai nước, các đoàn ngoại giao hay các doanh nhân quốc tế. 

1.2 Cửa khẩu ga sắt Đồng Đăng

Ga đường sắt Đồng Đăng
Ga đường sắt Đồng Đăng

Ga quốc tế Đồng Đăng nằm ở thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 14 km về phía Đông Nam. Nó là một ga quan trọng kết nối với Trung Quốc và là ga cuối cùng của tuyến đường sắt Gia Lâm (Hà Nội) – Đồng Đăng. Ga cũng liên kết với ga Bằng Tường ở Trung Quốc.

Khu vực ga Đồng Đăng không chỉ thuận tiện cho các tuyến đường vận chuyển hàng hóa và hành khách hàng. Vị trí này này còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Góp phần phát triển nền kinh tế khu vực nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung. 

1.3 Cửa khẩu Tân Thanh

Cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn
Cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn

Cửa khẩu Tân thanh nằm ở bản Nà Lầu xã Tân Thanh, huyện Văn lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cửa khẩu này thông thương sang cửa khẩu Pu Zhai ở Quảng Tây – Trung Quốc. Cửa khẩu này nổi tiếng với việc xuất nhập khẩu nông sản giữa 2 nước. Riêng về xuất khẩu nông sản, rất nhiều lái buôn và doanh nghiệp lựa chọn cửa khẩu Tân Thanh vì quy trình thông quan nhanh và chi phí cũng có phần rẻ hơn so với các cửa khẩu quốc tế khác.

Đóng vai trò chính trò quan trọng trong giao thương hàng hóa, nhưng cửa khẩu Tân Thanh vẫn tồn tại một bất cập khá lớn. Đó là việc ùn tắc giao thông tại đây, đặc biệt là vào những thời điểm cao điểm của vụ mùa nông sản. Hàng hóa có thể bị hư hỏng do bị tắc biên quá lâu.

1.4 Cửa khẩu Chi Ma

Cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn
Cửa khẩu Chi Ma – Lạng Sơn

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch nằm ở phía Đông Bắc huyện Lộc Bình thuộc địa phận xã Yên Khoái và Tú Mịch. Cửa khẩu có đường biên giới chạy từ cột mốc 1220/2  dọc đến cột mốc 1329. Vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng an ninh của tỉnh Lạng Sơn. 

Đây cũng là một cửa khẩu hiện đang được khai thác rất mạnh mẽ. Với tính chất là khu vực kinh tế, thương mại và dịch vụ trọng điểm của tỉnh. Nhà nước đặt mục tiêu quy hoạch khu vực cửa khẩu Chi Ma thành một khu kinh tế phát triển năng động và hiệu quả. 

2. Một số cửa khẩu phụ

Ngoài các cửa khẩu chính kết nối với Trung Quốc. Một số cửa khẩu phụ như: Cốc Nam, Nghi Bình đều là những cửa khẩu giúp người dân thông thương hàng hóa sang Trung Quốc. Các cửa khẩu này đóng vai trò quan trọng trong giao thường và xuất nhập khẩu hàng hóa 2 tuyến Việt – Trung và Trung Việt. Phục vụ chính cho các nhu cầu vận chuyển và giao thương nhỏ lẻ giữa 2 quốc gia. Một số doanh nghiệp hay cá nhân cần giao thương ít hàng thường lựa chọn đi qua các cửa khẩu này. Thời gian thông quan nhanh và tránh được tình trạng kẹt xe.

III. So sánh các cửa khẩu ở Lạng Sơn

 

Cửa khẩuƯu điểmNhược điểm
Hữu Nghị– Cửa khẩu quốc tế, thông quan chính ngạch

– Cơ sở hạ tầng hiện đại, xử lý container tốt

– Có thể xuất khẩu nhiều loại hàng hóa, nhất là hàng công nghiệp, máy móc, điện tử

– Thường quá tải, đặc biệt dịp cuối năm

– Chi phí khai báo và thông quan cao hơn cửa khẩu phụ

– Kiểm tra hải quan nghiêm ngặt, đòi hỏi giấy tờ đầy đủ

Tân Thanh– Linh hoạt, thích hợp với hàng nông sản, hàng tiểu ngạch

– Chi phí logistics thấp hơn – Có lực lượng thương nhân quen hoạt động giao thương nhỏ lẻ

– Hay ùn tắc, nhất là mùa vụ trái cây

– Chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách thay đổi đột ngột của Trung Quốc

– Không phù hợp với hàng cần xuất chính ngạch, hàng giá trị cao

Chi Ma– Cho phép thông quan chính ngạch

– Ít ùn tắc hơn Hữu Nghị, Tân Thanh

– Phù hợp với các lô hàng vừa và nhỏ

– Cơ sở hạ tầng chưa bằng Hữu Nghị

– Lượng xe thông quan mỗi ngày còn hạn chế

– Không phù hợp cho hàng container số lượng lớn

Bình Nghi– Phù hợp với xuất khẩu tiểu ngạch, hàng hóa nhẹ

– Có thể làm tuyến phụ thay thế Tân Thanh khi quá tải

– Linh hoạt khi có chính sách thắt chặt tại cửa khẩu chính

– Cửa khẩu nhỏ, quy mô hạn chế

– Không đáp ứng được container lớn, thiết bị nặng

– Không ổn định nếu có thay đổi chính sách biên giới

Na Hình– Giao thương linh hoạt quy mô nhỏ

– Có thể tận dụng khi các cửa khẩu lớn tạm ngưng

– Ít doanh nghiệp vận hành, chưa phát triển mạnh

– Không hỗ trợ dịch vụ logistics/pháp lý đầy đủ

– Chủ yếu dùng cho thương lái nhỏ, không phù hợp cho DN lớn

 

IV. Vai trò của các cửa khẩu ở Lạng Sơn trong thương mại Việt – Trung

Hằng năm, các cửa khẩu ở khu vực Lạng Sơn giao thương một số lượng hàng rất lớn. Trung bình đạt hơn 1.300 xe/ngày, tương đương khoảng 25.000-30.000 tấn hàng hóa/ ngày, trong đó xuất khẩu khoảng 350-400 xe/ngày. Theo Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ở tất cả các loại hình qua Lạng Sơn từ đầu năm 2025 đến giữa tháng 2 đạt trên 8,3 tỷ USD (tăng 13% so với cùng kỳ năm 2024). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mở tờ khai tại Cục Hải quan Lạng Sơn đạt 506,7 triệu USD.

Trong đó, các mặt hàng chủ lực bao gồm: máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, hóa chất, nông sản, hoa quả tươi, ô tô,.. Đây đều những là mặt hàng quan trọng phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày và hoạt động sản xuất của người tiêu dùng. 

Với kết quả vận tải ngày càng tăng cùng kết quả xuất nhập khẩu ấn tượng. Các cửa khẩu càng chứng minh được vai trò quan trọng và tiềm năng trong hoạt động thương mại và giao thương quốc tế đặc biệt là với một quốc gia lớn và đầy tiềm năng như Trung Quốc. 

IV. Những lưu ý khi xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn

1. Quy trình, thủ tục hải quan

Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ liên quan đến kiện hàng của để đảm bảo quá trình thông quan được suôn sẻ. Một số giấy tờ cơ bản cần chuẩn bị:

  • Hợp đồng mua bán quốc tế
  • Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói)
  • Tờ khai hải quan điện tử
  • Vận đơn (nếu có)

Và thực hiện đăng kí tờ  khai báo hải quan điện tử qua hệ thống phần mềm ECUS5VNACCS.

Nộp các khoản phí liên quan đến quá trình thông quan hàng hóa để tránh mất thời gian và bị giam hàng. Doanh nghiệp nên chủ động làm việc với các đại lý khai báo hải quan uy tín. Đây cũng là một dịch vụ giải quyết trọn gói về thủ tục cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới và nhỏ lẻ.

2. Phương tiện và cửa khẩu phù hợp

Lựa chọn xe phù hợp với kích thước, số lượng và tính chất các mặt hàng được vận chuyển. Ngoài việc tối ưu chi phí vận chuyển, tránh phát sinh những khoản phí không đáng có. Thời gian vận chuyển còn phù thuộc rất nhiều vào tình hình thông quan, thời tiết, địa hình. Thời gian vận chuyển sẽ có sự thay đổi và phát sinh thêm thời gian vận chuyển là chuyển khó tránh khỏi. Thì việc bảo quản hàng hóa trong phương tiện chuyên dụng còn đảm bảo được chất lượng hàng hóa. Tránh hư hại cho sản phẩm. Đặc biệt là các mặt hàng dễ hư hỏng như hàng hóa rau củ, nông sản hay các sản phẩm cấp đông. 

Nếu doanh nghiệp muốn đảm bảo được thời gian nhận hàng thì việc lựa chọn cửa khẩu phù hợp cũng là một tiêu chí quan trọng không kém. Các cửa khẩu sẽ quyết định một phần thời gian vận chuyển. Các cửa khẩu quốc tế như Hữu Nghị hoặc Tân Thanh thường xảy ra ùn tắc và quá tải ở các dịp cuối năm hay vào vụ mùa nông sản. Cần cân nhắc lựa chọn cửa khẩu phù hợp để đảm bảo thời gian giao hàng và giá trị hàng hóa.

3.Lựa chọn đối tác đáng tin cậy  

Cần lựa chọn đối tác đáng tin cậy, hiểu rõ quy trình tại các cửa khẩu. Có thể xử lý linh hoạt các quy trình hay vấn đề phát sinh tại cửa khẩu. Đảm bảo thời gian thông quan nhanh, giữ được chất lượng sản phẩm. Những doanh nghiệp hay cá nhân mới, chưa nắm bắt rõ quy trình khai báo hải quan. Nên lựa chọn những đối tác logictics có hỗ trợ khai báo như VietAviation để dễ dàng trong việc xử lý thủ tục hoặc các giấy tờ liên quan. 

<<MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN>>

Dịch vụ cho thuê kho bãi tại Lạng Sơn

Thuê kho ngoại quan tại Lạng Sơn

Dịch vụ kho ngoại quan Lạng Sơn

Cho thuê kho bãi tại Lạng Sơn

Chuyển Phát Nhanh Đi Trung Quốc

Dịch Vụ Chuyển Hàng Trung Quốc Về Việt Nam

 

0929 180 086
0929180086
error: Nội dung được bảo vệ!!